Du lịch BLÓG

Du lịch 48h - Chuyên trang cung cấp thông tin về ngành du lịch, các điểm đến lý tưởng cho du khách

5 Địa điểm có phí du lịch giá rẻ - Khoàng 600.000đồng/ngày

Không phải tất cả những chuyến du lịch đều tốn kém, bởi trên thế giới có rất nhiều điểm đến giá mềm. Thậm chí bạn chỉ phải bỏ ra không đến 600.000 đồng/ngày cho mỗi chuyến đ

1. Thái Lan

Là một địa điểm du lịch rất phổ biến, Thái Lan hoàn toàn không đắt đỏ như nhiều người vẫn nghĩ. Có một vài hòn đảo du lịch nổi tiếng của nước này mà bạn có thể dễ dàng sống được chỉ với mức giá dưới 30 USD (900 Baht ~ 600.000 đồng) mỗi ngày.


Bạn chỉ cần chi tiêu khoảng 6 -10 USD (120.000 - 210.000 đồng) mỗi đêm cho nơi ở, 5 USD/ngày (100.000 đồng) cho việc ăn, 2 USD (40.000 đồng) cho việc uống, còn lại là 10 USD (210.000 đồng) cho các hoạt động tham quan, vui chơi giải trí… là đã hoàn toàn có thể trải nghiệm cuộc sống thoải mái tại xứ sở Chùa Vàng. Không cần phải thử qua những món ăn thức uống đắt tiền và sử dụng những phương tiện giao thông địa phương (taxi, tuk tuk…) và bạn sẽ tìm thấy một Thái Lan khá thân thiện.

2. Bali

Chi phí du lịch ở Bali thậm chí còn có thể rẻ hơn cả Thái Lan bởi nơi đây được xem là điểm đến tuyệt vời cho những người muốn tìm kiếm những chuyến đi với chi phí rẻ. Ở phía Nam, đặc biệt là xung quanh bãi biển Kuta, có khá nhiều khách sạn có giá 1.000 USD/phòng/đêm (21 triệu đồng) nhưng thật bất ngờ là ngay bên cạnh đó có những căn phòng với giá chỉ 10 USD/đêm (210.000 đồng).


Mặc dù những chuyến bay đến Bali khá là đắt tiền, nhưng dịch vụ tại những hòn đảo nơi đây lại có giá rẻ bất ngờ. Hầu hết các món ăn địa phương có giá từ 2 USD (40.000 đồng) trong khi các món ăn “Tây” là khoảng 4 USD ( 80.000 đồng). Riêng các hoạt động giải trí như lặn biển thì giá cũng không quá 10 USD. Hơn nữa, nếu bạn biết cách đi sâu vào khu vực nội địa, chi phí có khi là rẻ hơn nữa.

3. Hy Lạp

Đất nước Hy Lạp chính là điểm du lịch giá rẻ ở châu Âu. Chỉ với 3 USD (60.000 đồng), bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một bữa ăn tối với thịt cừu (vốn dĩ có giá 10 USD) cùng một món đồ uống với giá 3 USD. Về phòng ở, nơi đây có khá nhiều phòng với giá khoảng 15 USD/đêm (300.000 đồng) trong khi các thành phố như Paris hoặc Amsterdam, một phòng ký túc xá ít nhất cũng phải 30 USD. Nếu bạn muốn trải nghiệm một chuyến du lịch châu Âu với chi phí vừa phải, hãy chọn Hy Lạp!


4. Các quốc gia Trung Mỹ

Các quốc gia Trung Mỹ là nơi bạn hoàn toàn có thể du lịch chỉ với 30 USD/ngày. Một số nước khác như Belize, Costa Rica, và Panama thì giá có hơi đắt hơn một chút (vào khoảng 35 - 40 USD mỗi ngày) nhưng đến với phần lớn các quốc gia khác như El Salvador, Honduras, Nicaragua, và Guatemala, thì giá phòng chỉ khoảng 10 USD/đêm (210.000 đồng) và khoảng 3 USD (60.000 đồng) cho một bữa ăn…


5. Budapest

Budapest là một thành phố lịch sử xinh đẹp, với chi phí du lịch khá rẻ. Các ký túc xá tại Budapest có giá khoảng 6 Euro (8 USD ~ 160.000 đồng) mỗi đêm. Một bữa ăn với bánh sandwich hay Kebab là khoảng 2 USD (40.000 đồng). Các phương tiện giao thông ở đây cũng khá thân thiện: chỉ với vài đô la bạn đã có thể đi xe lửa hoặc xe buýt. Budapest, thậm chí được xem là một thay thế tuyệt vời cho các thành phố nổi tiếng như Prague hoặc Vienna.

Read More...

Tour du lịch kiểu hành hương

Sau tết cho đến tháng 3 âm lịch là mùa cúng lễ ở các đình, chùa, miếu mạo khắp nơi trong cả nước. Với du lịch, đây là mùa của du lịch tâm linh, hành hương kết hợp tham quan các danh thắng và những lễ hội văn hóa, tôn giáo...


Dòng người chen chúc hành hương đến lễ hội Yên Tử - Ảnh: T.TÙNG

Có lẽ từ tâm lý chùa nhà, bụt nhà không thiêng nên khách du lịch tâm linh thường chọn chùa, miếu ở xa địa phương để hành hương, lễ bái. Hơn nữa đi chùa xa cũng là cách kết hợp với tham quan, du lịch đến những địa phương mà mình chưa biết.

Theo các công ty lữ hành, khách mua tour du lịch tâm linh phần lớn là Việt kiều, phật tử và các tiểu thương. Cả một năm kinh doanh, làm ăn bận rộn, nên với họ tháng Giêng vẫn là “tháng du xuân” kết hợp với vãn cảnh chùa, cầu mong những điều tốt lành trong năm mới… Chị Trần Thị Mỹ Hà, một tiểu thương ở chợ Tân Hiệp (TP Tuy Hòa) cho biết: “Năm nào nhóm chị em tiểu thương ở đây cũng tổ chức một chuyến du xuân, hành hương về các chùa nổi tiếng ở khắp mọi miền đất nước. Năm nay chúng tôi chọn hướng vào Nam, đến núi Sam, Châu Đốc, An Giang để cầu lộc mua may bán đắt ở đền Bà Chúa Xứ”.

Phần lớn khách tour từ miền Trung, miền Nam thường chọn điểm đến là các tỉnh phía Bắc với những lễ hội gắn với các danh lam như chùa Hương, Bái Đính, Yên Tử... Và ngược lại, phía Bắc lại hướng về các đình chùa miền Trung hoặc phía Nam với những ngôi chùa nổi tiếng ở Đà Nẵng, Huế, Tây Ninh, An Giang... Theo những người làm du lịch Phú Yên, năm nay, nhiều chùa ở Phú Yên cũng thu hút khá nhiều khách hành hương từ các tỉnh khác đến như chùa Bảo Tịnh, Bửu Lâm, Từ Quang, Thanh Lương…

Ngoài phần đông khách hành hương đặt mua tour ở các công ty lữ hành, số khác tự tập hợp tổ chức tour và thuê xe. Cách này có thể ít tốn kém hơn, tuy nhiên có nhiều hạn chế về điểm đến trên hành trình và quan trọng hơn là những chuyến đi tự phát thường gặp khó khăn trong việc tìm nơi lưu trú, ăn uống và không loại trừ khả năng bị “chặt chém”.

Theo Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch đang định hướng sẽ phát triển các tuyến du lịch tâm linh ở các vùng. Riêng về chùa, phía Bắc hiện có 3 danh lam thu hút lượng khách thập phương đông nghịt trong dịp tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch là: Lễ hội Chùa Hương, lễ hội Yên Tử - một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Việt Nam và lễ hội chùa Bái Đính. Anh Lê Hoàng Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm lữ hành Tuy Hòa Tourits, cho biết: “Năm nay, trung tâm bán được khá nhiều tour đi hành hương về các chùa phía Bắc và thủ đô Hà Nội. Mới đây, tour đưa khách đến lễ hội Yên Tử đã bị “cháy” hành trình vì lượng khách hành hương đổ về đây quá đông”.

Với khách du lịch là người Công giáo, nhà thờ đá Phát Diệm (Ninh Bình), thánh địa La Vang (Quảng Trị), nhà thờ đá Nha Trang... là những địa điểm nổi tiếng và thu hút nhiều du khách đến hành hương trong mùa xuân này.

QUỲNH MAI

Read More...

Tour du lịch theo mùa hoa đang nở rộ

Trong 3-5 năm trở lại đây, xu hướng khách du lịch lựa chọn những điểm đến gắn với các mùa hoa đặc trưng, các lễ hội hoa, trang trại ươm trồng hoa đang ngày một gia tăng và trở thành một xu hướng rõ nét. Hình thức du lịch này không chỉ góp phần gia tăng giá trị mà còn mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong và sau chuyến đi.

Nếu như trước đây du khách đi tour thường chỉ biết đến các tuyến truyền thống với hành trình khám phá miền đất, con người của mỗi quốc gia thì nay trong các chương trình quảng cáo tour du lịch, mỗi mùa đều có vài ba tuyến giới thiệu điểm đến gắn liền với các loài hoa, lễ hội hoa. Trong nước thì có mùa hoa tam giác mạch Hà Giang, mùa hoa cải trắng Mộc Châu, hoa mận, hoa đào trên các cung đường Tây Bắc… Trên thế giới thì có lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, lễ hội hoa tulip ở Hà Lan, Canada mà đến nay đã trở nên quen thuộc với khá nhiều du khách Việt Nam. Bên cạnh đó là lễ hội hoa Chelsea tại Anh quốc, lễ hội hoa Floride ở Úc… các trang trại, thiên đường hoa oải hương ở Pháp, Nhật, hoa hướng dương ở Ý, Tây Tạng…

Theo đại diện Công ty Du lịch Vietravel thì du lịch theo mùa hoa đã được công ty đưa vào triển khai từ cách đây hơn 5 năm và là một trong những đơn vị tiên phong kết nối, quảng bá tuyến du lịch theo mùa hoa anh đào, hoa tulip… Việc lựa chọn hình thức du lịch này nhằm mang lại giá trị gia tăng - cảm xúc thăng hoa cho khách hàng, bởi hoa - vốn là biểu tượng của cái đẹp luôn làm đẹp thêm cho cuộc sống, làm đẹp thêm cho mỗi chuyến đi. Tính đến thời điểm này, đã có hơn chục đoàn khách đăng ký tour hoa anh đào và tulip tại Vietravel Hà Nội. Dự kiến, trong thời gian tới, công ty sẽ mở thêm tuyến ngắm hoa phượng tím ở Nam Phi, hoa Chelsea ở Anh quốc… mang tới những điểm ngắm hoa đẹp và đa dạng hơn cho khách hàng.


Du khách háo hức với hoa anh đào Nhật Bản.

Bác Trần Trọng Khôi (Hà Nội) cho biết, lễ hội hoa ở các nước rất đẹp và hấp dẫn, họ xây dựng và quảng bá hình ảnh, du lịch rất tốt nên ai nghe chương trình cũng muốn mua tour. Năm nay, tôi lựa chọn lễ hội hoa tulip ở Hà Lan vào dịp tháng 4 cho chuyến đi của mình.

Du lịch theo mùa hoa mang đến giá trị gia tăng cho cả công ty du lịch và các du khách, song không phải vì thế mà không có những khó khăn trong việc tổ chức chuyến đi. Đó là phải cung cấp thông tin sớm và kịp thời cho các khách hàng có nhu cầu vì mỗi mùa hoa thường diễn ra trong thời gian rất ngắn. Đăng ký chậm hay không làm kịp thủ tục visa là nhiều du khách có thể lại phải chờ đến mùa hoa năm sau. Thời tiết cũng là một yếu tố quan trọng và khó kiểm soát trong việc tổ chức tour ngắm hoa. Chỉ cần một trận mưa bất chợt hay thời tiết nóng lạnh bất thường cũng có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch ngắm hoa của các đoàn.

Theo ghi nhận tại một số doanh nghiệp lữ hành, tour lễ hội hoa du khách có nhiều lựa chọn theo sở thích, điểm đến phong phú và việc tham quan theo mùa hoa cũng đem đến sự trải nghiệm thú vị cho mỗi du khách. Hanoi redtour cho biết, đầu xuân năm Giáp Ngọ số lượng khách đăng ký tour đi ngắm hoa ban ở Tây Bắc đặc biệt là lên Điện Biên vào dịp tháng 3, tháng 4 tăng rất mạnh. Cung đường Tây Bắc đang trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là sự dịch chuyển lựa chọn tour trong nước phù hợp với túi tiền, thắng cảnh đẹp, hành trình ngắn ngày của khách nội địa sẽ tạo động lực cho du lịch ở đây phát triển. Các hãng lữ hành trong nước đang giới thiệu tour ngắm hoa ban ở cung đường Tây Bắc; tour mùa hoa cà phê ở Tây Nguyên… đến tour ngắm hoa anh đào nở ở Hàn Quốc và Nhật Bản với nhiều chính sách giảm giá hấp dẫn.

Yêu cái đẹp là bản chất của con người, vì vậy mà du lịch theo các mùa hoa, mùa lá vàng, lá đỏ.. chắc chắn sẽ ngày càng trở thành một xu hướng rõ rệt, hấp dẫn hơn trong tương lai

Read More...

Du lịch Thái Lan thất thu 90 tỷ baht nếu xung đột kéo dài


Người biểu tình chống Chính phủ bao vây văn phòng tạm thời của Thủ tướng ở Bangkok. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Ngày 21/2, Tổng cục du lịch Thái Lan cho biết ngành du lịch nước này sẽ thất thu khoảng 90 tỷ baht nếu các cuộc xung đột chính trị biến thành bạo lực và kéo dài thêm sáu tháng nữa. Lượng khách du lịch tới Thái Lan có thể giảm tới 900.000 khách.

Thống kê sơ bộ của Tổng cục du lịch Thái Lan cho thấy nhóm du lịch theo tour giảm mạnh nhất, chiếm tổng cộng khoảng 30-35% lượng khách tới nước này.

Dự kiến Tổng cục du lịch sẽ nhóm họp với các hiệp hội du lịch để triển khai chương trình khuyến mại mới nhằm khôi phục lòng tin cho khách du lịch trong sáu tháng cuối năm 2014.

Chương trình khuyến mại mới có thể sẽ được triển khai ở những điểm đang bị ảnh hưởng lớn nhất, gồm Bangkok, Pattaya, Rayong, Hua Hin, Cha-am và Kanchanaburi. Tổng cục du lịch cũng sẽ phối hợp với hàng hàng không Thái Lan để bắt đầu triển khai những chương trình này từ tháng tới.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan thời gian qua đã khiến 209 hãng lữ hành của Thái Lan chuyên làm với khách Trung Quốc bị thất thu bởi diễn ra đúng dịp Tết Nguyên đán. Tháng 4/2013, dịp Tết Songkran, lượng khách Trung Quốc tới Thái Lan đã đạt 150.000 người.

Nền kinh tế Thái Lan đã được dự báo sẽ thua lỗ thêm 120 tỷ baht nếu nước này không thể thành lập được một chính phủ mới trong vòng sáu tháng tới. Dự báo này được đưa ra trong một cuộc họp của Ủy ban thường trực hỗn hợp giữa thương mại, công nghiệp và ngân hàng.

Các thành viên của ủy ban này cho rằng nếu Thái Lan không thể thành lập được một chính phủ mới trong vòng sáu tháng tới, tăng trưởng kinh tế sẽ giảm thêm khoảng 1%, tương đương với thiệt hại 120 tỷ aht.

Trong trường hợp, Thái Lan chậm thành lập chính phủ trong vòng một năm, con số thua lỗ sẽ vào khoảng 240 tỷ baht, tương đương với việc giảm 2% GDP. Tăng trưởng kinh tế Thái Lan từng được ước tính vào khoảng 4-5% trong năm nay, nhưng bất ổn chính trị kéo dài có thể khiến tăng trưởng GDP ít hơn 3%.

Trung tâm dự báo kinh doanh và kinh tế Thái Lan từng dự báo cuộc khủng hoảng hiện nay đang gây thiệt hại khoảng 40 tỷ baht cho nền kinh tế.

Nguyên nhân của những thiệt hại này là do tiêu dùng và du lịch sụt giảm. Ước tính người tiêu dùng Thái Lan sẽ chi tiêu chưa tới 500 triệu baht mỗi ngày, đồng thời thu nhập du lịch tính theo ngày cũng giảm khoảng từ 200 triệu baht đến 500 triệu baht./.

Read More...

Du lịch Việt: Làm gì để đạt mức 8 triệu du khách trong năm 2014?

Nếu như trong năm 2000, lượt khách quốc tế đến Việt Nam chỉ đạt gần 2,2 triệu lượt khách thì đến 2005 đã tăng lên 3,5 triệu, sang năm 2010 con số này đã đạt trên 5 triệu lượt khách và hiện nay chạm mốc 7,5 triệu lượt.


Đoàn Famtrip Mỹ và Canada khảo sát du lịch tại Việt Nam - Ảnh: DulichVN.org.

Theo kế hoạch, trong năm 2014, mục tiêu của du lịch Việt Nam sẽ đạt mức 8 triệu lượt du khách quốc tế và 37 triệu lượt khách du lịch nội địa.

Làm gì để đạt được mục tiêu này? Đó là câu hỏi mà ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội lữ hành Việt Nam sẽ giải đáp với chúng ta qua cuộc trao đổi với phóng viên Đài TNND TPHCM:

* Thưa ông, dù còn nhiều khó khăn nhưng trong năm 2013 vừa qua, du lịch Việt Nam vẫn phát triển với những con số ấn tượng. Theo ông, đâu là nguyên nhân mang đến những hiệu quả trên?

- Ông Vũ Thế Bình: Năm qua, ngành du lịch Việt Nam có được những thành tựu rất đáng tự hào.

Đó là lượng khách du lịch quốc tế đã vượt trên 7,5 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu và doanh thu toàn ngành lên đến 200.000 tỷ đồng, tương đương hơn 9,5 tỷ USD.

Du lịch đã được xếp vào những ngành kinh tế hàng đầu của Việt Nam. Sở dĩ đạt được thành tựu đó là nhờ vị thế của ngành du lịch trong nước đã được quan tâm.

Hầu hết các địa phương trong cả nước đều đặt du lịch vào một trong những ngành kinh tế trọng tâm cho nên các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế của các địa phương đều có đưa du lịch vào.

Hơn nữa, chúng ta đã được sự hưởng ứng của toàn dân cho nên từ công tác tuyên truyền, quảng bá đến việc xây dựng sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đều có sự khởi sắc hơn so với những năm trước.

Tất nhiên, trong lúc nền kinh tế có những khó khăn như hiện nay thì cũng không dễ gì đạt được những kết quả như vậy.

Ví dụ, trong 6 tháng đầu năm 2013 chẳng hạn, lượng khách suy giảm tương đối nghiêm trọng nhưng trong 6 tháng cuối năm 2013 đã có sự bức phá ngoạn mục đưa đến con số tăng trưởng 10,6%/năm.

Điều này thể hiện quyết tâm cao của cả các cấp, các ngành cùng tham gia vào với ngành du lịch.

* Quảng bá du lịch Việt Nam theo quan niệm của ông có vai trò và ý nghĩa như thế nào? Trong năm nay và những năm tiếp theo cần có chiến lược quảng bá ra sao để du lịch Việt Nam tiếp tục thu hút nhiều hơn nữa du khách trong và ngoài nước?

- Ông Vũ Thế Bình: Quảng bá là một trong những công cụ chủ yếu của hoạt động du lịch bởi đây là loại hình kinh tế đặc thù có những sản phẩm của nó, nhưng ở đây sản phẩm của du lịch là sản phẩm vô hình, không sờ thấy được cho nên việc chào bán sản phẩm của du lịch đến với tất cả những người có nhu cầu phải thông qua hình thức tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu…

Bởi vậy, hoạt động xúc tiến du lịch trở nên hết sức quan trọng đối với ngành du lịch. Trong những năm qua, công tác xúc tiến du lịch ở nước ta cũng đã triển khai và có những bước tiến.

Tuy nhiên, giá như công tác này được quan tâm đúng mức hơn, nhà nước đầu tư xứng đáng hơn với ngành kinh tế mũi nhọn này thì tôi tin là kết quả của chúng ta không chỉ dừng lại ở con số 7,5 triệu như năm vừa rồi mà có thể đạt kết quả cao hơn.

* Ngoài công tác xúc tiến, theo ông quảng bá du lịch Việt Nam theo kênh nào và hình thức nào hiệu quả?

- Ông Vũ Thế Bình: Xúc tiến du lịch không phải chỉ có quảng bá mà là một hoạt động đa dạng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Ngay cả việc xây dựng những sản phẩm du lịch cũng nằm trong công tác xúc tiến. Sản phẩm có hấp dẫn hay không, có đặc biệt hay không, có khác biệt với các nước trong khu vực hay không thì mới thu hút được khách.

Như vậy, đầu tiên là phải xây dựng được những sản phẩm tốt; thứ hai là đẩy mạnh việc giới thiệu những dịch vụ du lịch tốt của một nước thì mới phục vụ được cho người ta; thêm nữa là cơ sở vật chất, đặc biệt là văn hóa truyền thống…

Tất cả những điều đó đều phải được hoạch định rõ ràng và phải xây dựng những kế hoạch xúc tiến một cách bài bản.

Đặc biệt hơn nữa, nếu ta phục vụ tốt 7,5 triệu lượt khách quốc tế đến đây thì mỗi một người khách đó sẽ trở thành một người tuyên truyền, giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam cho toàn thế giới thì sẽ không có hình thức xúc tiến nào tốt hơn hình thức này nữa.



* Là người đi và nghiên cứu nhiều về du lịch, vậy thì so với các nước, ông thấy đâu là điều mà du lịch nước ta còn hạn chế và cần phải khắc phục?

- Ông Vũ Thế Bình: Hạn chế nhất của du lịch nước ta là vấn đề nhận thức.

Chúng ta thường nói về phát triển du lịch nhưng bản thân những hành động của các cấp chính quyền chưa rõ ràng.

Thêm vào đó, bản thân những người dân sống dựa vào du lịch cũng rất nhiều. Nhiều vùng chuyên làm du lịch thôi nhưng bản thân họ lại không bảo vệ môi trường, họ gây nên mất an ninh, an toàn.

Họ lại làm tất cả những điều gây cho du khách những thất vọng… Điều đó cũng là do nhận thức.

Thứ hai là phải đầu tư. Trên đời này không có cái gì tự nhiên phát triển mà thiếu sự đầu tư. Nhà nước cần phải đầu tư cho du lịch chứ.

Đầu tư cái gì? Đó là đầu tư xúc tiến, quảng bá, xây dựng sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư cơ sở hạ tầng để du khách có chỗ ăn, chỗ ngủ và chỗ đi lại.

Đó là điều tối thiểu mà nước nào cũng phải làm. Mà đầu tư đó cần phải đầu tư ngay từ nguồn thu của ngành du lịch.

* Từ những cơ sở mà chúng ta đã gầy dựng được trong năm 2013 cũng như từ trước nay thì ông có hy vọng gì về bức tranh du lịch Việt Nam trong năm 2014 này?

- Ông Vũ Thế Bình: Tôi rất tin tưởng rằng du lịch Việt Nam trong năm 2014 sẽ phát triển mạnh hơn.

Những kết quả mà chúng ta đã đạt được trong năm 2013 nó đã là một tiền đề rất lớn để cho du lịch năm 2014 phát triển.

Với quyết tâm cao của cả toàn ngành, đặc biệt là hệ thống 20.000 doanh nghiệp du lịch, dứt khoát du lịch của chúng ta sẽ đạt kết quả tốt hơn nữa.

Với sự hưởng ứng của chính quyền địa phương, đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch thì hoàn toàn yên tâm rằng có thể nhanh hay chậm, nhưng du lịch chắc chắn sẽ trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của chúng ta trong tương lai.

* Xin cảm ơn ông!
Theo voh.com.vn

Read More...