Du lịch BLÓG

Du lịch 48h - Chuyên trang cung cấp thông tin về ngành du lịch, các điểm đến lý tưởng cho du khách

Làng cà phê 400 tuổi giữa thành phố

Làng cà phê dân giã bên bờ tre xanh, vườn cây cổ thụ vươn cao tỏa bóng mát mở ra không gian miền quê thanh bình hiếm hoi giữa ồn ào phố xá.

Từ giao lộ Phan Chu Trinh - Nguyễn Nghiêm - Trần Hưng Đạo rẽ trái men theo con hẻm nhỏ là vào tới làng cà phê ở phường Nghĩa Lộ (TP Quảng Ngãi). Đến đây, du khách có cảm giác như trở về vùng quê nông thôn rợp bóng cây xanh.


Lũy tre hơn 100 năm tuổi rợp mát ở làng cà phê giữa TP Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.

Mỗi khu vườn nhà dân nơi đây rộng hàng nghìn mét vuông kết nối liên hoàn tạo nên làng cà phê sinh thái với nhiều loại cây cổ thụ như si, trúc, thiên tuế, mai xuân, nhãn hay lũy tre trải dài cong vút...

PGS. TS Phạm Đăng Phước cho biết, ngôi làng cổ gần 400 tuổi này từng có tên Thích Lý - làng của họ ngoại nhà vua. Thích Lý là cơ ngơi của thân phụ Từ Dũ thái hậu, thân mẫu vua Tự Đức. Hiện, trong khuôn viên khu vườn nhà thờ Phạm tộc còn lưu lại nhiều dấu tích ba trụ cổng thành ngoại (mỗi trụ cao 4m, rộng 1m), hai cổng thành nội, lũy tre lâu đời, hai cây thiên tuế khoảng 300 năm.

Do trồng hoa màu thường xuyên bị chuột cắn phá, năm 1992, ông Tạ Xuân Hoàng đã phát dọn, tận dụng mở quan trong khu vườn rộng, nhiều cây xanh to lớn lấy tên là Phượng Cát. Năm 1994, ông Hồ Việt tiếp tục mở quán cà phê vườn lấy tên Đan Phượng.

Sau đó, lần lượt các quán cà phê "vườn nối vườn" hình thành nên làng cà phê sinh thái rộng hơn 2 ha theo các tên gọi mộc mạc, tao nhã gồm Tuế Mai Viên, Đan Phượng 2, Vườn Xanh, Thảo Nguyên, Tao Nhân, Ngọc Hương, Xưa... Nhờ không gian vườn xanh rộng lớn, cây cối um tùm yên tĩnh ở làng cà phê nên từ lâu đã trở thành "đất lành" cho muôn loài chim bay về trú ngụ, làm tổ.


Cây thiên tuế hơn 300 năm tuổi sừng sững giữa khu vườn cổ ở quán cà phê Tuế Mai Viên. Ảnh: Trí Tín.

Mỗi quán cà phê vườn nơi đây đều mang vẻ quyn rũ riêng. Quán cà phê Tuế Mai Viên tạo ấn tượng với lũy tre làng trải dài hơn 50 m làm phên giậu và hai cây thiên tuế cổ thụ sừng sững tỏa bóng mát. Quán Xưa ẩn mình dưới vườn cau cùng những lều tranh mộc mạc. Quán Đan Phượng gieo vào lòng du khách với cổng ngõ, bàn ghế bằng tre nứa giữa khu vườn cây xanh mát rượi...

"Mỗi lần đến làng cà phê ở thành phố Quảng Ngãi, tôi như được sống trong không gian tĩnh lặng, hòa mình với môi trường thiên nhiên rộng lớn. Tôi thường đưa vợ, con đến làng cà phê để thư giãn vào dịp cuối tuần", anh Nguyễn Văn Trúc ở huyện Sơn Tịnh tâm sự.

Người dân nơi đây thường gọi làng cà phê là "lá phổi xanh" điều hòa nhiệt độ giữa khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Những ngày hè oi bức, làng cà phê sinh thái, mát lạnh trở thành nơi "trốn nóng" lý tưởng cho nhiều người.


Những ngày hè oi bức, những khu vườn cà phê rợp bóng mát trờ thành nơi "trốn nóng" lý tưởng của nhiều người dân cùng du khách. Ảnh: Trí Tín.

Những năm gần đây, một số công ty lữ hành đã đưa du khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn các khu vườn cổ ở làng cà phê. Ông Cao Chư, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi nhận định, đến làng cà phê du khách không chỉ đơn thuần là uống cà phê, hòa mình trong bầu không khí trong lành mà "uống" cả bóng thời gian, hoài niệm về không gian làng quê cổ kính, nguyên sơ trường tồn qua nhiều thế kỷ.

Còn ông Võ Văn Lợi, Chủ tịch UBND phường Nghĩa Lộ bảo, làng cà phê dày đặc cây xanh không chỉ là "vốn quý" của riêng địa phương mà còn là điểm đến thân thiện hấp dẫn du khách của thành phố. Đáng trân trọng là hàng năm các gia đình đã không ngừng tôn tạo, duy trì ổn định mô hình nhà vườn sinh thái truyền thống, lưu giữ mãi hình ảnh ngôi làng cổ xưa tươi xanh cho thế hệ mai sau.

Trí Tín

Read More...

Chính phủ xem xét miễn visa cho 7 nước

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa chỉ đạo các ngành đánh giá tác động về chính trị, kinh tế, an ninh sau khi miễn visa cho khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và 4 nước Bắc Âu thời gian qua.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo nhà nước về du lịch mới đây, nhiều người đã kiến nghị Chính phủ cần xem xét, ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam tham quan du lịch như miễn thị thực đơn phương cho khách du lịch đến từ một số thị trường trọng điểm (Nhật, Hàn Quốc, Liên bang Nga và 4 nước Bắc Âu), điều chỉnh thời hạn tạm trú của khách du lịch được miễn thị thực là 30 ngày thay vì 15 ngày như hiện nay.

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá toàn diện tác động của việc miễn thị thực cho công dân 7 nước trên và đưa ra phương hướng thời gian tới, trình Chính phủ quyết định.


Khách du lịch châu Âu thăm Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Đoàn Loan

Tháng 4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã kiến nghị tới Chính phủ tiếp tục miễn visa cho 7 nước này, trong bối cảnh Bộ Ngoại giao cho rằng việc thử nghiệm miễn phí visa cho 7 nước khiến Việt Nam thất thu 50 triệu USD.

Theo ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch, nếu Chính phủ không miễn visa thì Việt Nam sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh trước các nước đang có cơ chế thị thực thông thoáng cho du khách nước ngoài, ví dụ Thái Lan đang miễn visa cho 55 quốc gia và Malaysia là 155 quốc gia...

Ông Bình cho rằng, nếu so với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam vẫn chưa phải là điểm đến quá hấp dẫn, nay lại thêm thủ tục visa phức tạp, khách du lịch càng không mấy mặn mà. Hơn nữa, trong 7 nước đã miễn thị thực có Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản đều là những thị trường tiền năng của du lịch Việt Nam. Năm 2012, doanh thu từ khách du lịch của ba quốc gia này là 2 tỷ USD và thuế VAT thu được là 200 triệu USD.

Đoàn Loan

Read More...

Dải ngân hà đom đóm trong động Waitomo

Đến động Waitomo, du khách như lạc vào dải ngân hà với muôn vàn ánh sao lấp lánh.

Nằm ở ngoại ô thị trấn Waitomo, Đảo Bắc (New Zealand) từ lâu động đom đóm Waitomo đã là điểm tham quan kỳ thú nổi tiếng bởi số lượng đom đóm khổng lồ cư trú. Đom đóm (tên khoa học là Arachnocampa) có kích thước tương đương những con muỗi thông thường, sản sinh ra ánh sáng tự nhiên trên cơ thể và đặc biệt ánh sáng xanh của đom đóm ở Waitomo không thể tìm thấy ở loài nào khác trên thế giới.


Đường vào hang lung linh huyền ảo. Ảnh: Huffington Post

Động Waitomo được phát hiện từ năm 1887 bởi trưởng tộc Maori - Tane Tinoru và một nhà khảo sát người Anh tên Fred Mace. Người dân địa phương ở Maori đã biết đến sự tồn tại của các hang động này từ lâu nhưng những hang lớn khác nằm ngầm dưới đất thì phải đến khi Fred và Tane tiến hành khám phá mới tìm ra.

Họ đã làm đuốc từ rất nhiều thân cây lanh, bơi thuyền xuôi theo dòng suối dưới lòng đất. Khi bắt đầu chuyến khám phá của mình, họ đi qua động nhũ thạch đom đóm và đã vô cùng bất ngờ trước ánh sáng lung linh trên trần hang. Sâu hơn vào trong hang là khung cảnh ngoạn mục của những tầng đá vôi nhiều hình thù độc đáo được bao quanh bởi đom đóm phát sáng.

Tane Tinorau và vợ bắt đầu mở cửa hang đón khách du lịch từ năm 1889. Đến năm 1906, sau khi xảy ra hàng loạt vụ phá hoại, chính phủ đã nằm quyền quản lý hang động. Năm 1910, khách sạn Waitomo Hotel được xây dựng để phục vụ phát triển du lịch tại khu vực này.


Du khách vào tham quan trong động. Ảnh: Waitomo

Đến năm 1898, đất đai và hang động được trả lại các cháu của Tane Tinorau. Hàng năm, họ được nhận một phần doanh thu từ việc kinh doanh du lịch và cũng có quyền tham gia quản lý, xây dựng hang. Hậu duệ của Tinorau hiện vẫn còn rất nhiều người là nhân viên trong khu du lịch này.

Các hoạt động địa chất của vỏ trái đất và núi lửa đã tạo ra hơn 300 hang động đá vôi tại khu vực Waitomo trong suốt 30 triệu năm. Các nhà nghiên cứu cho biết hình dáng hang động đã được hình thành từ khi chúng nằm dưới đáy đại dương 30 triệu năm trước. Các lớp đá vôi hiện nay chứa nhiều san hô hóa thạch, vỏ sò, xương cá và nhiều sinh vật biển nhỏ dưới đáy biển khác.

Qua hàng triệu năm, nhưng tảng đá hóa thạch được xếp lớp lên nhau và bị nén lại tạo thành những tầng đá vôi dày tới 200m. Khi vỏ trái đất chuyển động, những tầng đá vôi cứng được bẻ cong dưới đáy đại dương và nhô dần lên mặt biển. Khi đá vôi được tiếp xúc bởi không khí, bị tách ra tạo thành các vết nứt và điểm hở để nước chảy qua, hòa tan đá vôi. Sau hàng triệu năm, quá trình xói mòn của nước tạo thành các hang động như bây giờ, các nhũ đã tạo thành trên trần động và các măng đá nhô lên dưới sàn được hình thành qua hàng trăm năm, cứ 100 năm mới dài ra thêm được khoảng 1 cm.


Các nhũ thạch, măng đá trong động. Ảnh: Scenicpacific

Nếu chỉ dừng lại ở những nhũ thạch và cấu trúc hang động đẹp mê hồn, cũng sẽ không làm Waitomo nổi tiếng đến vậy. Hàng triệu con đom đóm sinh sống tại đây, phát ra thứ ánh sáng xanh lung linh khiến người ta liên tưởng đến hàng nghìn vì sao trên trời mới là điểm đặc biệt nhất của Waitomo. Đàn đom đóm được theo dõi và bảo vệ chặt chẽ bới các nhà khoa học đang làm việc tại đây, Họ xác định dòng chảy không khí vào hang và cân đối xem mỗi ngày được phép đưa bao nhiêu khách thăm quan tới hang, để đảm bảo an toàn cho đàn đom đóm.

Loài đom đóm phát ánh sáng xanh đặc biệt này sống ở nơi tối tăm, ẩm ướt và có khả năng phát sáng thực chất là một kỹ năng săn mồi, thu hút thức ăn của chúng.
Vòng đời của một con đom đóm trong khoảng 11 tháng. Chúng đẻ trứng bám vào các nhũ thạch rủ xuống từ trần hang. Trong khoảng 20 ngày đến khi ấu trùng nở ra từ trứng, chúng cũng phát ra ánh sáng và nối với nhau thành từng chuỗi dây dài để bắt màu.

Con đom đóm đẻ trứng sẽ bò lên vị trí thích hợp để treo dây trứng của mình. Mỗi con đom đóm có thể mang theo mình một 'dây câu mồi' lên đến 70 trứng, dài khoảng 20cm. Các dây này dai, đàn hồi, phát sáng và có chất dính thu hút các loài côn trùng khác. Những con mồi bị thu hút bởi ánh sáng của đom đóm bay đến và bị dính kẹt lại trên các 'dây câu'. Khi đói, con đom đóm sẽ kéo dây lên rồi nuốt chửng con mồi. Chính những hoạt động sinh tồn rất giản đơn của loài đóm đóm này đã tạo nên màn biểu diễn ánh sáng lung linh, huyền bí chinh phục biết bao du khách.

Hàn Hạnh

Read More...

Nụ cười Việt Nam: "Đặc sản" khiến khách Tây mê mẩn

“Khi sang Việt Nam, điều tôi mê mẩn nhất là nụ cười của những người dân bản xứ. Không cần biết ẩn sau nụ cười đó là gì, chỉ nhìn thấy họ cười tôi đã lâng lâng rồi. Điều này khác hẳn khi tôi sang Trung Quốc, hay ngay cả ở đất nước chúng tôi cũng vậy, họ chẳng mấy khi cười”, Klejigeld, du khách người Hà Lan chia sẻ.


Nụ cười trong trẻo của các em bé Đồng văn - Hà Giang là một trong những "đặc sản" của du lịch Việt Nam

Bị hút hồn bởi nụ cười trẻ thơ

Klejingeld giải thích thêm, khi cô tới Trung Quốc, dù cũng thuộc Châu Á nhưng không rõ lý do gì mà họ rất ít khi cười với du khách và họ cũng chẳng mấy khi giao tiếp với du khách bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bởi vậy, Klejingeld chỉ đến đó cho biết chứ không có ý định quay lại.

Còn ở các nước Châu Âu, ra ngoài đường cũng hiếm khi thấy mọi người cười. Bởi chủ nghĩa cá nhân ở đây cao hơn chủ nghĩa cộng đồng, cộng với chuyện để kiếm được công việc bên này rất khó nên họ quan tâm đến đời sống vật chất hơn tinh thần.

Riêng khi tới Việt Nam, lúc nào cũng thấy người Việt Nam vui vẻ, cười nói khiến cô mê mẩn, nhất là nụ cười của các em bé vùng cao. “Sau khi đi thăm Hà Nội, vì không thích sự ồn ào, xô bồ của những quán xá nơi đây cho lắm nên theo những lời rỉ tai của bạn bè, tôi đã quyết định tới các vùng núi phía Bắc trong đợt Tết cổ truyền của Việt Nam vừa qua. Tôi đã đi tới Mộc Châu, Sapa, Hà Giang, phong cảnh và cả con người nơi đây đã không làm tôi thất vọng.

Lúc này là mùa đông nên thời tiết rất lạnh lẽo, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi những người phụ nữ dân tộc đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười rất rạng rỡ và bất ngờ hơn là họ nói tiếng Anh khá thông thạo. Có những em trai vùng cao đi chân đất, ăn mặc mỏng tang, mặt mày tím tái vì lạnh giá, các em bé gái thì mặc những bộ váy xòe. Nhưng khi gặp du khách chúng vẫn nở nụ cười tươi rói và rất lễ phép nói "cảm ơn" khi tôi đưa một ổ bánh mì. Chúng thật đáng yêu và ngoan ngoãn!”, Klejngeld kể lại.

Cũng theo Klejngel, câu châm ngôn: “Nụ cười là một ngôn ngữ mà ngay cả đứa trẻ sơ sinh cũng có thể hiểu được” rất được người phương Tây ưa thích. Cho nên, những khách du lịch rất thích thú khi đi tới đâu cũng được đón tiếp bằng nụ cười, dù không cần biết ẩn sau nụ cười đó là những gì.

Ngược lại, đi tới những nơi không biết cười, thay vào đó là sự lạnh tanh hay một cái nhíu mày, những lời trách móc cũng khiến mình mất vui. Bởi họ bỏ tiền ra đi du lịch là để xả stress chứ không phải rước đau buồn khi về nước.

Không biết cười đừng làm du lịch

Một du khách nam người Pháp lại cho hay, anh ấn tượng với những nụ cười của em bé vùng ĐBSCL. "Khi tôi đến thăm khu nhà cổ ở Cái Bè - Tiền Giang bỗng thấy lạ vô cùng khi mấy em nhỏ đứng ở trước cổng nhà mình, cứ có khách đi qua là chúng tặng một bó hoa và mỉm cười. Lúc đó, tôi cảm giác lâng lâng và không biết lấy gì để tặng lại chúng, mặc dù chúng chẳng hề vòi vĩnh như một số đứa trẻ ở nơi khác", vị khách này nhớ lại.


Nụ cười vốn là sức mạnh tinh thần của con người


Chị Huỳnh Thị Mỹ Phương, một hướng dẫn viên du khách nước ngoài tại TP.HCM cho rằng, ở đâu cũng có người biết cười và không biết cười. Nhưng những nụ cười của người dân bản xứ sẽ mang đến cho du khách cảm giác cực kỳ dễ chịu. Đó là một trong những "đặc sản" mà không phải quốc gia nào cũng có. Còn nếu không biết cười thì đừng làm du lịch.

Song, nụ cười cũng cần đặt đúng nơi, đúng chỗ và kèm theo những câu chào hỏi lịch sự ân cần. Muốn làm được điều này phải trải qua cả một quá trình học hỏi, tập luyện và phải qua những khóa đào tạo. Vì vậy mà trong thời gian gần đây, nhiều công ty du lịch hay các khách sạn lớn phải lấy khẩu hiệu “Nụ cười du lịch” để níu chân du khách ở đất nước mình. Yêu cầu ở những nơi này là nhân viên “biết cười”, nếu nhân viên nào “không biết cười”, gương mặt thiếu tươi tắn hoặc buồn rầu thì không có cơ hội tìm việc làm ở lĩnh vực này.

Ngoài ra, nhiều du khách nước ngoài cũng cho hay, ngành du lịch Việt Nam muốn níu chân họ trở lại thì cần sự sáng tạo. Bởi theo họ, nhiều lao động du lịch ở đất nước mình thực dụng quá, làm du lịch theo kiểu kiếm càng nhiều lời càng tốt chứ không có sự phá cách và không giữ cảnh quan tự nhiên.

Đi tới chỗ nào cũng thấy na ná giống nhau, không có bản sắc riêng nên rất tẻ nhạt. Bên cạnh đó, du khách cũng rất muốn ngành du lịch Việt Nam chú ý giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Vì nếu cảnh sắc thay đổi có nghĩa là “thiên đường nghỉ dưỡng” đã mất đi tính hấp dẫn.

Thúy Ngà

Read More...

Du lịch Đà Nẵng "phớt lờ" hàng lưu niệm cho du khách?

Sự phớt lờ đó đã thể hiện ở việc không có bất cứ một lãnh đạo nào của Sở VH-TT-DL Đà Nẵng có mặt tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định 55 của UBND TP Đà Nẵng về hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch tổ chức sáng 24/5.

Sau gần 10 năm mới có 8 "tiền đạo" đầu tiên

Tại hội nghị này, Sở Công thương Đà Nẵng đã chính thức công bố và trao giấy chứng nhận cho 8 doanh nghiệp (DN) tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm lưu niệm theo Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn nhằm góp phần đẩy mạnh việc xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của cả nước.


Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng, ông Phan Văn Kha, trao giấy chứng nhận của UBND TP Đà Nẵng cho 8 doanh nghiệp đầu tiên tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất hàng lưu niệm du lịch (Ảnh: HC)

Phó Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng Nguyễn Thị Thuý Mai cho hay, qua 6 tháng triển khai Quyết định 55 đã thu hút sự quan tâm của nhiều cơ sở sản xuất trong và ngoài TP. 8 DN đầu được UBND TP Đà Nẵng chính thức phê duyệt tham gia gồm Công ty Quà tặng Đại Dương, Công ty Thủ công mỹ nghệ truyền thống Phố Hội, Công ty Trúc Xanh, Công ty mỹ nghệ Quang Huy, HTX mây tre An Khê, cơ sở Mộc Thanh Phi, cơ sở tranh cát Phan Thị Mỹ Hạnh và cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Thanh Thiện.

Các đơn vị này sản xuất các sản phẩm lưu niệm du lịch từ vỏ ốc, đá thạch anh, gạo, gỗ tận dụng, gỗ quế Trà My, mây tre, cát, đá thiên nhiên xuất xứ tại Việt Nam... với năng lực dự kiến từ 750 sản phẩm/năm (tranh cát) cho đến 1.200 sản phẩm/ngày (hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ tận dụng). Phần lớn các sản phẩm này đều mang thương hiệu và những hình ảnh đặc trưng của Đà Nẵng như logo TP, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, Ngũ Hành Sơn...

Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phùng Tấn Viết đánh giá đây là 8 "tiền đạo" trong một trận cầu vốn đã được TP Đà Nẵng khởi động từ năm 2004 theo Quyết định 109/QĐ-UB của UBND TP Đà Nẵng về việc "tập trung phát triển mạnh du lịch và các dịch vụ mà TP có thế mạnh".

Ngày 16/12/2009, UBND TP ra Quyết định 9363/QĐ-UBND ban hành "Chương trình phát triển các sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP". Đến ngày 5/3/2012, UBND TP Đà Nẵng tiếp tục ra Quyết định 1629/QĐ-UBND "quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn TP".


Nhiều công ty du lịch, khách sạn đã cử đại diện đến hội nghị để tìm hiểu về các sản phẩm lưu niệm du lịch của Đà Nẵng, nhưng lãnh đạo Sở VH-TT-DL lại hoàn toàn vắng mặt! (Ảnh; HC)


Tuy nhiên, các quyết định này hầu như chưa tạo được sự quan tâm của các DN, cơ sở sản xuất hàng lưu niệm du lịch. Phải đến khi UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 55/QĐ-UBND thay thế Quyết định 1629/QĐ-UBND thì mới thu hút được sự quan tâm của các DN hoạt động trong lĩnh vực này.

Như vậy là phải mất đến gần 10 năm, Đà Nẵng mới có 8 DN đầu tiên chính thức được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch trên địa bàn.

Lãnh đạo TP Đà Nẵng phê phán lãnh đạo ngành du lịch

Theo ông Phùng Tấn Viết, Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, ngành du lịch có vai trò rất quan trọng trong chương trình này, đặc biệt là trong việc hỗ trợ tổ chức tiêu thụ hàng lưu niệm do các DN làm ra và cung ứng những mặt hàng đó cho du khách đến Đà Nẵng vốn đang rất than phiền về việc thiếu vắng các sản phẩm để mua về lưu niệm, làm quà tặng cho bạn bè, người thân. Trong bối cảnh lượng khách du lịch đến Đà Nẵng ngày càng tăng, dự kiến năm 2013 đạt khoảng 3 triệu lượt thì nhu cầu này sẽ ngày càng cao hơn nữa.

"Hội nghị này để lắng nghe ý kiến các đơn vị sản xuất, các nhà nghiên cứu, thiết kế, quản lý... Từ đó tìm ra tiếng nói chung trong hướng đi, cách giải quyết nhằm tạo ra nhiều loại sản phẩm đặc trưng mà chỉ Đà Nẵng mới có. Sở Công thương chủ trì chương trình này là trách nhiệm do TP giao. Còn ngành VH-TT-DL sẽ tiêu thụ sản phẩm của chương trình này nhiều nhất, phục vụ khách hàng nhiều nhất. Vậy mà không có lãnh đạo Sở VH-TT-DL, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Khách sạn tham dự hội nghị này. Đây là vấn đề về nhận thức, ý thức đối với một việc rất quan trọng!" - ông Phùng Tấn Viết phê phán.


Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng phê phán sự vắng mặt của lãnh đạo Sở VH-TT-DL tại hội nghị sơ kết việc thực hiện Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng (Ảnh: HC)


Bà Nguyễn Thị Thuý Mai cho hay, các cơ sở được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt tham gia chương trình đã có nhiều nỗ lực nghiên cứu thiết kế, sản xuất thử các mẫu sản phẩm mới hoặc hoàn thiện các sản phẩm truyền thống của cơ sở theo hướng phù hợp các tiêu chí của chương trình, với mong muốn sớm giới thiệu và đưa sản phẩm ra thị trường. Qua đó nhận được những hỗ trợ thiết thực từ TP để tiếp tục phát triển sản xuất và đi lên.

"Tuy chỉ mới là kết quả bước đầu nhưng dưới góc độ của người quản lý, chúng tôi đánh giá cao sự hưởng ứng tham gia tích cực của các DN đã cố gắng, nỗ lực nghiên cứu, thiết kế nhằm tạo ra các mẫu sản phẩm phù hợp với tiêu chí của chương trình.

Chúng tôi mong muốn các DN tiếp tục nghiên cứu tạo thêm nhiều sản phẩm có giá trị hơn nữa để đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng, nhất là khách du lịch khi đến Đà Nẵng" - ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công thương Đà Nẵng nhấn mạnh.

Ông cũng cho hay, hiện Sở Công thương Đà Nẵng đang tiếp tục tiếp nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình phát triển sản xuất sản phẩm lưu niệm du lịch của các tổ chức, cá nhân có mong muốn; tổ chức các đợt thẩm định trình UBND TP Đà Nẵng xem xét phê duyệt. Đồng thời hướng dẫn các đơn vị đã được xét duyệt đăng ký và triển khai thực hiện các nội dung, thủ tục đề nghị hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 55/QĐ-UBND của UBND TP Đà Nẵng; tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp nội dung, kinh phí đề nghị hỗ trợ trình UBND TP Đà Nẵng xem xét, quyết định.

Tại cuộc họp, ông Phùng Tấn Viết cho biết, bên cạnh việc dành (miễn phí) toàn bộ tầng 3 của Trung tâm Hội chợ - Triển lãm Đà Nẵng để mở một trung tâm chuyên giới thiệu, mua bán hàng lưu niệm du lịch, TP Đà Nẵng sẽ hỗ trợ mở thêm một điểm (cũng miễn phí) ngay tại chợ Hàn (nơi thường xuyên đón nhiều khách du lịch) để các DN sản xuất hàng lưu niệm hợp tác mở kiốt giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và ký kết các hợp đồng với khách hàng.

HẢI CHÂU

Read More...

21 chốn mát rượi xua tan nắng nóng ngày hè

Theo dự đoán, mùa hè năm nay sẽ nóng kỷ lục. Hãy cùng tìm những nơi ‘trú ẩn’ mát lịm khắp hành tinh!

1. Vườn New Zealand

Trong vườn cây xanh mát được trồng trong tư gia của một người New Zealand, một chiếc giường nhỏ xinh được đặt vào giữa những nhánh cây, bồng bềnh trên mặt nước. Đây chắc chắn là hình ảnh mà bất cứ ai cũng mơ đến vào những ngày nóng.



2. Colmar, Pháp

Ngôi làng nhỏ xinh với những dãy nhà cổ thấp, san sát nhau, hoa nở quanh năm này là điểm trốn nắng của mọi người dân Pháp và cả châu Âu. Còn gì tuyệt hơn giữa những ngày đô thị nóng rực được thả mình trong chiếc thuyền nhỏ, xuôi dòng sông thơ mộng vòng quanh Colmar.



3. Philippines



Chiếc ghế - võng hình tổ kén này là một ý tưởng du lịch tuyệt vời của người dân Philippines. Từ trong “tổ kén”, du khách vẫn có thể chiêm ngưỡng biển xanh nhưng không bị ánh nắng chói gắt khiến làn da bỏng rát.



Những chiếc xích đu treo trên cây dừa giữa biển khơi bao la hay võng treo cực lớn có đầy đủ gối, đệm thế này cũng là hình ảnh tuyệt vời cho mùa hè nắng gắt. Đây là hình thức du lịch ở đảo Dedon, Philippines.



4. Bể bơi vô cực



Bể bơi vô cực là điểm đến lý tưởng cho bất cứ ai vào ngày hè nắng gắt. Có khá nhiều bể vô cực trên thế giới nhưng nổi tiếng nhất vẫn là bể bơi trên nóc tòa nhà Marina Bay Sand ở Singapore.

5. Chèo thuyền – ô tô ở Thụy Sỹ



Những chiếc thuyền có hình dáng như ô tô này là phương tiện mới mà các hãng du lịch Thụy Sỹ mang lại cho du khách. Còn gì tuyệt hơn giữa ngày nắng nóng được di chuyển khắp nơi bằng cách “cưỡi sóng đạp gió”?

6. Bán đảo Mykonos, Hy Lạp



Rìa đất nhô ra ngoài biển này là địa điểm được nhiều đôi tình nhân ưa thích và thường chọn làm nơi dừng chân cho một bữa tối lãng mạn.

7. Thư viện ở Đức



Ở một số thư viện nước Đức, bức tường bao quanh được làm hoàn toàn bằng kính, nhìn ra bên ngoài là những dây leo xanh mướt, khiến bạn ngồi trong nhà mà vẫn có cảm giác hòa mình với thiên nhiên.

8. Quần đảo Maldives



Ở các khách sạn tại quần đảo Maldives, bạn được nghỉ trong những phòng khách sạn làm từ vật liệu thiên nhiên với phần sàn bằng kính trong, nhìn xuống đại dương xanh mát ngay bên dưới.



9. Granada, Nicaragua

Tới vùng Nicaragua, du khách có thể nghỉ trọ trong những ngôi nhà trên cây và thư giãn mỗi ngày bằng việc ngồi trên chiếc xích đu cực lớn này.



10. Santorini, Hy Lạp



Ghé đảo thần tiên Santorini ở Hy Lạp, bạn được đắm mình trong hồ nước xanh mát ngay giữa hang động bằng băng mát lịm.

11. Santa Marta, Colombia



Còn gì tuyệt hơn được thả mình trong chiếc võng treo trong căn lều lá kiểu thổ dân giữa rừng xanh Colombia.

12. Thousand Islands, Canada

Ở khu vực Thousand Islands, Canada, bạn có cơ hội nghỉ trong những ngôi nhà nhỏ nhắn ngay giữa dòng nước mát như thế này.



13. Seattles, Washington

Khi cái nắng lên đến đỉnh điểm, lý thú nhất là tắm trong... một chiếc ca-nô, rẽ sóng ra khơi.



14. Bora Bora

Không chỉ tắm, đi thuyền trên mặt biển, ở Bora Bora, bạn còn có thể ăn ở nhà hàng dựng ngay trên mặt nước xanh mát



15. Machu Picchu, Peru

Leo lên đỉnh núi cao Machu Picchu để tận hưởng không khí miền núi mát lành và ngắm thành phố cổ của người Inca bên dưới.



16. Xem phim nổi

Ở nhiều quốc gia châu Âu, phim nổi đã trở thành “mốt” vào mùa hè. Du khách được nắm trên những chiếc phao, bồng bềnh trên bể bởi và xem phim ở màn chiếu lớn phía trước.



17. Bali, Indonesia

Trong rừng già tại thiên đường nhiệt đới Bali, du khách có cơ hội nghỉ trong những ngôi nhà lợp từ lá, đầy đủ tiện nghi và hòa mình vào thiên nhiên.



18. Vịnh Glacier, Alaska

Vịnh Glacier khiến du khách ngây ngất với những núi, cột băng lớn, soi bóng làn nước mát rượi.



19. Pamukke, Thổ Nhĩ Kỳ

Kỳ quan thiên nhiên nằm giữa thung lũng Thổ Nhĩ Kỳ này còn được gọi là “lâu đài bông” với màu trắng muốt như bông, tuyết. Lượng muối khoáng ở đây đã biến những tầng núi, đá thành từng tầng hồ nước đẹp lạ thường.



20. Nhà hàng treo, Soneva Kiri, Thái Lan

Những nhà hàng làm từ mây đan này được treo lơ lửng trên cao, đón là gió trời mát lịm và nhìn ra bờ sông phẳng lặng bên dưới.



21. Kefalonia, Hy Lạp

Chèo thuyền qua các hang động ở Kefalonia là một trải nghiệm khó quên với bất kỳ ai. Gió luồn qua các khe đá hun hút, tạo nên một môi trường vô cùng mát mẻ phía bên trong hang.



(Theo Tri thức trẻ)

Read More...

Sửng sốt trước “nhan sắc đỏ” của Suối Tiên, Mũi Né

Suối Tiên thuộc phường Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) lâu nay được du khách thập phương đặt cho danh hiệu “bồng lai tiên cảnh” với sắc đỏ cam cực kỳ lạ mắt, không giống bất cứ dòng suối nào ở Việt Nam.

Để tới Suối Tiên, bạn hỏi thăm tới đường Huỳnh Thúc Kháng (phường Mũi Né, Phan Thiết), người dân sẽ chỉ cho bạn lối rẽ đi vào suối. Bạn có thể gửi xe, gửi luôn cả giày dép ở những nhà dân ở cạnh suối, để thoải mái lội chân trần khám phá danh thắng này





Để khám phá Suối Tiên, cách thông thường là bạn lội dọc con suối, men theo dòng nước lên tới thượng nguồn



Từ điểm khởi đầu (nơi rẽ từ đường Huỳnh Thúc Kháng vào), bạn đi khoảng 300m sẽ thấy khu vực đẹp nhất của suối. Bạn sẽ phải sửng sốt khi thấy những bãi cát rực màu đỏ cam




Để có thể ngắm nhìn được toàn cảnh con suối, bạn nên cố gắng trèo lên đỉnh của một
đồi cát nào đó. Bạn sẽ thấy một bên là hàng dừa xanh bát ngát...



...một bên là bức tường cát sừng sững với hai màu đặc trưng đỏ và trắng



Cát bị mưa, gió bào mòn tạo nên những nhũ cát lô nhô, chĩa thẳng lên trời trông như
những tòa lâu đài đá



Một đặc điểm rất lạ là lòng suối ở đây chỉ có cát nhưng cát lại không hề bị lún



Lòng suối thường khá cạn và bằng phẳng



Lội suối bạn sẽ có cảm giác như mình đang đi trên những bãi biển cát đỏ



Ngồi nghỉ lấy sức trên những khối đất đá hình thù kỳ quái và đầy màu sắc



Một rạch nước nhỏ chảy ra từ sườn núi, hòa vào cùng con suối



Thi thoảng bạn sẽ gặp một vài đoạn nước hơi xoáy nhưng không sâu



Để khám phá hết con suối bạn phải đi bộ khoảng hơn 4 km



Tới thượng nguồn của Suối Tiên, bạn sẽ bắt gặp một một con thác nhỏ. Từ đây bạn có thể quay lại theo về bằng đường cũ hoặc đi lên trên sườn núi và khám phá con đường cát dọc theo trườn núi Theo Mạnh Vương (iHay )

Read More...