Nụ cười Việt Nam: "Đặc sản" khiến khách Tây mê mẩn
written by TrungLun0112
at May 25, 2013
“Khi sang Việt Nam, điều tôi mê mẩn nhất là nụ cười của những người dân bản xứ. Không cần biết ẩn sau nụ cười đó là gì, chỉ nhìn thấy họ cười tôi đã lâng lâng rồi. Điều này khác hẳn khi tôi sang Trung Quốc, hay ngay cả ở đất nước chúng tôi cũng vậy, họ chẳng mấy khi cười”, Klejigeld, du khách người Hà Lan chia sẻ.
Nụ cười trong trẻo của các em bé Đồng văn - Hà Giang là một trong những "đặc sản" của du lịch Việt Nam
Bị hút hồn bởi nụ cười trẻ thơ
Klejingeld giải thích thêm, khi cô tới Trung Quốc, dù cũng thuộc Châu Á nhưng không rõ lý do gì mà họ rất ít khi cười với du khách và họ cũng chẳng mấy khi giao tiếp với du khách bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bởi vậy, Klejingeld chỉ đến đó cho biết chứ không có ý định quay lại.
Còn ở các nước Châu Âu, ra ngoài đường cũng hiếm khi thấy mọi người cười. Bởi chủ nghĩa cá nhân ở đây cao hơn chủ nghĩa cộng đồng, cộng với chuyện để kiếm được công việc bên này rất khó nên họ quan tâm đến đời sống vật chất hơn tinh thần.
Riêng khi tới Việt Nam, lúc nào cũng thấy người Việt Nam vui vẻ, cười nói khiến cô mê mẩn, nhất là nụ cười của các em bé vùng cao. “Sau khi đi thăm Hà Nội, vì không thích sự ồn ào, xô bồ của những quán xá nơi đây cho lắm nên theo những lời rỉ tai của bạn bè, tôi đã quyết định tới các vùng núi phía Bắc trong đợt Tết cổ truyền của Việt Nam vừa qua. Tôi đã đi tới Mộc Châu, Sapa, Hà Giang, phong cảnh và cả con người nơi đây đã không làm tôi thất vọng.
Lúc này là mùa đông nên thời tiết rất lạnh lẽo, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi những người phụ nữ dân tộc đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười rất rạng rỡ và bất ngờ hơn là họ nói tiếng Anh khá thông thạo. Có những em trai vùng cao đi chân đất, ăn mặc mỏng tang, mặt mày tím tái vì lạnh giá, các em bé gái thì mặc những bộ váy xòe. Nhưng khi gặp du khách chúng vẫn nở nụ cười tươi rói và rất lễ phép nói "cảm ơn" khi tôi đưa một ổ bánh mì. Chúng thật đáng yêu và ngoan ngoãn!”, Klejngeld kể lại.
Cũng theo Klejngel, câu châm ngôn: “Nụ cười là một ngôn ngữ mà ngay cả đứa trẻ sơ sinh cũng có thể hiểu được” rất được người phương Tây ưa thích. Cho nên, những khách du lịch rất thích thú khi đi tới đâu cũng được đón tiếp bằng nụ cười, dù không cần biết ẩn sau nụ cười đó là những gì.
Ngược lại, đi tới những nơi không biết cười, thay vào đó là sự lạnh tanh hay một cái nhíu mày, những lời trách móc cũng khiến mình mất vui. Bởi họ bỏ tiền ra đi du lịch là để xả stress chứ không phải rước đau buồn khi về nước.
Không biết cười đừng làm du lịch
Một du khách nam người Pháp lại cho hay, anh ấn tượng với những nụ cười của em bé vùng ĐBSCL. "Khi tôi đến thăm khu nhà cổ ở Cái Bè - Tiền Giang bỗng thấy lạ vô cùng khi mấy em nhỏ đứng ở trước cổng nhà mình, cứ có khách đi qua là chúng tặng một bó hoa và mỉm cười. Lúc đó, tôi cảm giác lâng lâng và không biết lấy gì để tặng lại chúng, mặc dù chúng chẳng hề vòi vĩnh như một số đứa trẻ ở nơi khác", vị khách này nhớ lại.
Nụ cười vốn là sức mạnh tinh thần của con người
Chị Huỳnh Thị Mỹ Phương, một hướng dẫn viên du khách nước ngoài tại TP.HCM cho rằng, ở đâu cũng có người biết cười và không biết cười. Nhưng những nụ cười của người dân bản xứ sẽ mang đến cho du khách cảm giác cực kỳ dễ chịu. Đó là một trong những "đặc sản" mà không phải quốc gia nào cũng có. Còn nếu không biết cười thì đừng làm du lịch.
Song, nụ cười cũng cần đặt đúng nơi, đúng chỗ và kèm theo những câu chào hỏi lịch sự ân cần. Muốn làm được điều này phải trải qua cả một quá trình học hỏi, tập luyện và phải qua những khóa đào tạo. Vì vậy mà trong thời gian gần đây, nhiều công ty du lịch hay các khách sạn lớn phải lấy khẩu hiệu “Nụ cười du lịch” để níu chân du khách ở đất nước mình. Yêu cầu ở những nơi này là nhân viên “biết cười”, nếu nhân viên nào “không biết cười”, gương mặt thiếu tươi tắn hoặc buồn rầu thì không có cơ hội tìm việc làm ở lĩnh vực này.
Ngoài ra, nhiều du khách nước ngoài cũng cho hay, ngành du lịch Việt Nam muốn níu chân họ trở lại thì cần sự sáng tạo. Bởi theo họ, nhiều lao động du lịch ở đất nước mình thực dụng quá, làm du lịch theo kiểu kiếm càng nhiều lời càng tốt chứ không có sự phá cách và không giữ cảnh quan tự nhiên.
Đi tới chỗ nào cũng thấy na ná giống nhau, không có bản sắc riêng nên rất tẻ nhạt. Bên cạnh đó, du khách cũng rất muốn ngành du lịch Việt Nam chú ý giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Vì nếu cảnh sắc thay đổi có nghĩa là “thiên đường nghỉ dưỡng” đã mất đi tính hấp dẫn.
Thúy Ngà
Nụ cười trong trẻo của các em bé Đồng văn - Hà Giang là một trong những "đặc sản" của du lịch Việt Nam
Bị hút hồn bởi nụ cười trẻ thơ
Klejingeld giải thích thêm, khi cô tới Trung Quốc, dù cũng thuộc Châu Á nhưng không rõ lý do gì mà họ rất ít khi cười với du khách và họ cũng chẳng mấy khi giao tiếp với du khách bằng ngôn ngữ tiếng Anh. Bởi vậy, Klejingeld chỉ đến đó cho biết chứ không có ý định quay lại.
Còn ở các nước Châu Âu, ra ngoài đường cũng hiếm khi thấy mọi người cười. Bởi chủ nghĩa cá nhân ở đây cao hơn chủ nghĩa cộng đồng, cộng với chuyện để kiếm được công việc bên này rất khó nên họ quan tâm đến đời sống vật chất hơn tinh thần.
Riêng khi tới Việt Nam, lúc nào cũng thấy người Việt Nam vui vẻ, cười nói khiến cô mê mẩn, nhất là nụ cười của các em bé vùng cao. “Sau khi đi thăm Hà Nội, vì không thích sự ồn ào, xô bồ của những quán xá nơi đây cho lắm nên theo những lời rỉ tai của bạn bè, tôi đã quyết định tới các vùng núi phía Bắc trong đợt Tết cổ truyền của Việt Nam vừa qua. Tôi đã đi tới Mộc Châu, Sapa, Hà Giang, phong cảnh và cả con người nơi đây đã không làm tôi thất vọng.
Lúc này là mùa đông nên thời tiết rất lạnh lẽo, nhưng tôi rất ngạc nhiên khi những người phụ nữ dân tộc đón tiếp chúng tôi bằng nụ cười rất rạng rỡ và bất ngờ hơn là họ nói tiếng Anh khá thông thạo. Có những em trai vùng cao đi chân đất, ăn mặc mỏng tang, mặt mày tím tái vì lạnh giá, các em bé gái thì mặc những bộ váy xòe. Nhưng khi gặp du khách chúng vẫn nở nụ cười tươi rói và rất lễ phép nói "cảm ơn" khi tôi đưa một ổ bánh mì. Chúng thật đáng yêu và ngoan ngoãn!”, Klejngeld kể lại.
Cũng theo Klejngel, câu châm ngôn: “Nụ cười là một ngôn ngữ mà ngay cả đứa trẻ sơ sinh cũng có thể hiểu được” rất được người phương Tây ưa thích. Cho nên, những khách du lịch rất thích thú khi đi tới đâu cũng được đón tiếp bằng nụ cười, dù không cần biết ẩn sau nụ cười đó là những gì.
Ngược lại, đi tới những nơi không biết cười, thay vào đó là sự lạnh tanh hay một cái nhíu mày, những lời trách móc cũng khiến mình mất vui. Bởi họ bỏ tiền ra đi du lịch là để xả stress chứ không phải rước đau buồn khi về nước.
Không biết cười đừng làm du lịch
Một du khách nam người Pháp lại cho hay, anh ấn tượng với những nụ cười của em bé vùng ĐBSCL. "Khi tôi đến thăm khu nhà cổ ở Cái Bè - Tiền Giang bỗng thấy lạ vô cùng khi mấy em nhỏ đứng ở trước cổng nhà mình, cứ có khách đi qua là chúng tặng một bó hoa và mỉm cười. Lúc đó, tôi cảm giác lâng lâng và không biết lấy gì để tặng lại chúng, mặc dù chúng chẳng hề vòi vĩnh như một số đứa trẻ ở nơi khác", vị khách này nhớ lại.
Nụ cười vốn là sức mạnh tinh thần của con người
Chị Huỳnh Thị Mỹ Phương, một hướng dẫn viên du khách nước ngoài tại TP.HCM cho rằng, ở đâu cũng có người biết cười và không biết cười. Nhưng những nụ cười của người dân bản xứ sẽ mang đến cho du khách cảm giác cực kỳ dễ chịu. Đó là một trong những "đặc sản" mà không phải quốc gia nào cũng có. Còn nếu không biết cười thì đừng làm du lịch.
Song, nụ cười cũng cần đặt đúng nơi, đúng chỗ và kèm theo những câu chào hỏi lịch sự ân cần. Muốn làm được điều này phải trải qua cả một quá trình học hỏi, tập luyện và phải qua những khóa đào tạo. Vì vậy mà trong thời gian gần đây, nhiều công ty du lịch hay các khách sạn lớn phải lấy khẩu hiệu “Nụ cười du lịch” để níu chân du khách ở đất nước mình. Yêu cầu ở những nơi này là nhân viên “biết cười”, nếu nhân viên nào “không biết cười”, gương mặt thiếu tươi tắn hoặc buồn rầu thì không có cơ hội tìm việc làm ở lĩnh vực này.
Ngoài ra, nhiều du khách nước ngoài cũng cho hay, ngành du lịch Việt Nam muốn níu chân họ trở lại thì cần sự sáng tạo. Bởi theo họ, nhiều lao động du lịch ở đất nước mình thực dụng quá, làm du lịch theo kiểu kiếm càng nhiều lời càng tốt chứ không có sự phá cách và không giữ cảnh quan tự nhiên.
Đi tới chỗ nào cũng thấy na ná giống nhau, không có bản sắc riêng nên rất tẻ nhạt. Bên cạnh đó, du khách cũng rất muốn ngành du lịch Việt Nam chú ý giữ gìn cảnh quan tự nhiên. Vì nếu cảnh sắc thay đổi có nghĩa là “thiên đường nghỉ dưỡng” đã mất đi tính hấp dẫn.
Thúy Ngà