Khách đến HỘi An tăng sau khi có lệnh điều chỉnh giá vé mới!
written by TrungLun0112
at Aug 3, 2013
Sau đúng một tháng TP. Hội An (Quảng Nam) quyết định tăng giá vé tham quan đô thị cổ Hội An đối với du khách trong nước, dư luận đã có ý kiến khác nhau, trong đó nhiều người cho rằng việc “điều chỉnh” giá là phù hợp nhưng phải được tuyên truyền rộng rãi và kèm theo lộ trình đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.
Bắt đầu từ ngày 01/7/2013, UBND TP. Hội An quyết định tăng giá vé dành cho khách Việt Nam đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An từ 60.000 đồng/vé/3 lượt công trình văn hóa lên 80.000 đồng/vé/4 lượt công trình văn hóa. Giá vé dành cho khách nước ngoài không thay đổi, vẫn 120.000 đồng/vé/6 điểm tham quan. Trước đó nửa năm, ngày 1/11/2012, vé tham quan đối với khách trong nước tăng lên 60.000 đồng/vé/3 công trình văn hóa; khách nước ngoài 120.000 đồng/vé/6 công trình văn hóa, trong khi giá vé cũ lần lượt là 45.000 đồng và 90.000 đồng.
Trao đổi với du khách đến Hội An những ngày qua, chúng tôi tiếp nhận 2 luồng ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, “tăng giá vé như vậy là hơi nhanh trong khi đời sống của người Việt chưa cao”, cũng có du khách nói “thêm 20.000 đồng để được xem một điểm tham quan nữa thì có gì đâu”. Về phía doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng lữ hành, nếu không có sự đồng thuận của họ, Hội An sẽ chưa thể tăng giá do chính quyền đã tham khảo ý kiến, thậm chí mời họp để thống nhất chủ trương trước khi phát hành vé mới một tháng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khi tăng vé thì Hội An cần phải đầu tư hạ tầng ngày càng tốt hơn để phục vụ du lịch.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hội An mở rộng tổ chức vào giữa tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Hội An phát biểu: “Tôi đề nghị thành phố chỉ đạo cho các ngành chức năng nghiên cứu phương thức bán vé tham quan. Thứ nhất là giá cả phải mang tính chiến lược, ổn định chứ đối với khách Việt Nam, có mấy tháng mà đổi giá thì cũng không nên. Cái thứ hai là phải thông qua tập thể nào đó, ít nhất là cho các ngành liên quan, chức năng. Tôi thấy các nơi họ đưa ra hội đồng, còn ở đây thiếu sự tuyên truyền nên có sự phản ứng”.
Điều chỉnh phù hợp nhu cầu
“Điều chỉnh chứ không phải tăng” - đó là khẳng định của ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Hội An, cơ quan quản lý Văn phòng hướng dẫn tham quan (HDTQ) Hội An. Theo ông Phùng, trước xu hướng tăng lương, giá tiêu dùng, giá vé nhiều năm liền đã bất hợp lý. Trong khi chỉ số tiêu dùng đã tăng trên 200% nhưng Hội An cũng chỉ tăng giá vé 33,6% (đợt tăng tháng 11.2012). Còn ông Trương Văn Bay – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thì khẳng định: “Đúng ra đã tăng vé từ các năm trước. Hiện trượt giá nên việc tăng giá vé tham quan là tất yếu. Hội An cũng chỉ tăng ở mức trung bình”.
Để UBND thành phố ra quyết định điều chỉnh, Trung tâm Văn hóa Thông tin Hội An đã phối hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch làm văn bản trình UBND thành phố, sau đó trình Thường trực HĐND thành phố thông qua (căn cứ nghị quyết của HĐND tỉnh và quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan các công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định số 28 của UBND tỉnh ngày 18/9/2012). Từ quyết định này, mức thu đối với địa điểm tham quan đô thị cổ Hội An là 20.000 đồng/người/công trình và mỗi vé tham quan tối đa được lựa chọn tham quan 6 công trình văn hóa. Như vậy, lần tăng giá vé này thực chất là tăng thêm một công trình văn hóa và việc có bao nhiêu công trình văn hóa trên mỗi vé tham quan là do địa phương quyết định.
Theo Văn phòng HDTQ Hội An, việc điều chỉnh là để phù hợp với nhu cầu của khách tham quan trong nước vì thời gian qua có rất nhiều du khách đến Hội An đã đề nghị mua vé dành cho du khách nước ngoài để có thể tham quan cả 6 công trình văn hóa. Trước khi điều chỉnh, Văn phòng HDTQ Hội An đã thông báo cho các hãng lữ hành trước một tháng và từ ngày 01/7 đến nay, không có đơn vị lữ hành nào phàn nàn. Văn phòng cũng đã tham mưu cho UBND thành phố mời các chủ di tích, đại diện các địa phương, các ngành hữu quan họp bàn để tạo sự đồng thuận giữa Nhà nước với các chủ di tích về các vấn đề liên quan, trong đó có cả việc phân bổ hưởng lợi. Đề cập chỉ tiêu doanh thu bán vé mỗi năm, ông Võ Phùng khẳng định: “Trên cơ sở quy định về mức thu của tỉnh, hằng năm, UBND thành phố xây dựng chỉ tiêu doanh thu vé cho đơn vị nên không tạo bất kỳ áp lực nào để có thể nói rằng chúng tôi đề nghị điều chỉnh giá vé là nhằm đảm bảo chỉ tiêu”./.
Bắt đầu từ ngày 01/7/2013, UBND TP. Hội An quyết định tăng giá vé dành cho khách Việt Nam đến tham quan Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An từ 60.000 đồng/vé/3 lượt công trình văn hóa lên 80.000 đồng/vé/4 lượt công trình văn hóa. Giá vé dành cho khách nước ngoài không thay đổi, vẫn 120.000 đồng/vé/6 điểm tham quan. Trước đó nửa năm, ngày 1/11/2012, vé tham quan đối với khách trong nước tăng lên 60.000 đồng/vé/3 công trình văn hóa; khách nước ngoài 120.000 đồng/vé/6 công trình văn hóa, trong khi giá vé cũ lần lượt là 45.000 đồng và 90.000 đồng.
Trao đổi với du khách đến Hội An những ngày qua, chúng tôi tiếp nhận 2 luồng ý kiến khác nhau. Có người cho rằng, “tăng giá vé như vậy là hơi nhanh trong khi đời sống của người Việt chưa cao”, cũng có du khách nói “thêm 20.000 đồng để được xem một điểm tham quan nữa thì có gì đâu”. Về phía doanh nghiệp, đặc biệt là các hãng lữ hành, nếu không có sự đồng thuận của họ, Hội An sẽ chưa thể tăng giá do chính quyền đã tham khảo ý kiến, thậm chí mời họp để thống nhất chủ trương trước khi phát hành vé mới một tháng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp, khi tăng vé thì Hội An cần phải đầu tư hạ tầng ngày càng tốt hơn để phục vụ du lịch.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hội An mở rộng tổ chức vào giữa tháng 7 vừa qua, ông Nguyễn Văn Lanh, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Hội An phát biểu: “Tôi đề nghị thành phố chỉ đạo cho các ngành chức năng nghiên cứu phương thức bán vé tham quan. Thứ nhất là giá cả phải mang tính chiến lược, ổn định chứ đối với khách Việt Nam, có mấy tháng mà đổi giá thì cũng không nên. Cái thứ hai là phải thông qua tập thể nào đó, ít nhất là cho các ngành liên quan, chức năng. Tôi thấy các nơi họ đưa ra hội đồng, còn ở đây thiếu sự tuyên truyền nên có sự phản ứng”.
Điều chỉnh phù hợp nhu cầu
“Điều chỉnh chứ không phải tăng” - đó là khẳng định của ông Võ Phùng - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin Hội An, cơ quan quản lý Văn phòng hướng dẫn tham quan (HDTQ) Hội An. Theo ông Phùng, trước xu hướng tăng lương, giá tiêu dùng, giá vé nhiều năm liền đã bất hợp lý. Trong khi chỉ số tiêu dùng đã tăng trên 200% nhưng Hội An cũng chỉ tăng giá vé 33,6% (đợt tăng tháng 11.2012). Còn ông Trương Văn Bay – Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An thì khẳng định: “Đúng ra đã tăng vé từ các năm trước. Hiện trượt giá nên việc tăng giá vé tham quan là tất yếu. Hội An cũng chỉ tăng ở mức trung bình”.
Để UBND thành phố ra quyết định điều chỉnh, Trung tâm Văn hóa Thông tin Hội An đã phối hợp với Phòng Tài chính - kế hoạch làm văn bản trình UBND thành phố, sau đó trình Thường trực HĐND thành phố thông qua (căn cứ nghị quyết của HĐND tỉnh và quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tham quan các công trình văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam kèm theo Quyết định số 28 của UBND tỉnh ngày 18/9/2012). Từ quyết định này, mức thu đối với địa điểm tham quan đô thị cổ Hội An là 20.000 đồng/người/công trình và mỗi vé tham quan tối đa được lựa chọn tham quan 6 công trình văn hóa. Như vậy, lần tăng giá vé này thực chất là tăng thêm một công trình văn hóa và việc có bao nhiêu công trình văn hóa trên mỗi vé tham quan là do địa phương quyết định.
Theo Văn phòng HDTQ Hội An, việc điều chỉnh là để phù hợp với nhu cầu của khách tham quan trong nước vì thời gian qua có rất nhiều du khách đến Hội An đã đề nghị mua vé dành cho du khách nước ngoài để có thể tham quan cả 6 công trình văn hóa. Trước khi điều chỉnh, Văn phòng HDTQ Hội An đã thông báo cho các hãng lữ hành trước một tháng và từ ngày 01/7 đến nay, không có đơn vị lữ hành nào phàn nàn. Văn phòng cũng đã tham mưu cho UBND thành phố mời các chủ di tích, đại diện các địa phương, các ngành hữu quan họp bàn để tạo sự đồng thuận giữa Nhà nước với các chủ di tích về các vấn đề liên quan, trong đó có cả việc phân bổ hưởng lợi. Đề cập chỉ tiêu doanh thu bán vé mỗi năm, ông Võ Phùng khẳng định: “Trên cơ sở quy định về mức thu của tỉnh, hằng năm, UBND thành phố xây dựng chỉ tiêu doanh thu vé cho đơn vị nên không tạo bất kỳ áp lực nào để có thể nói rằng chúng tôi đề nghị điều chỉnh giá vé là nhằm đảm bảo chỉ tiêu”./.