Putrajaya - Khi thiên nhiên ngủ yên bên cuộc sống hiện đại
written by TrungLun0112
at Jan 22, 2013
Nằm cách trung tâm Kular Lumpur 30km, thành phố thông minh Putrajaya như một kỳ quan hiện đại mà người Malaysia luôn tự hào khi giới thiệu đến bè bạn bốn phương.
Được hình thành từ năm 1995 và mất 3 năm để đưa vào hoạt động, Putrajaya đã viết nên một chương mới trong lịch sử phát triển các thành phố hiện đại của Malaysia. Thành phố này là thủ phủ hành chính của chính quyền liên bang Malaysia và được đặt trong Multimedia Super Corridor (MSC) – một kiểu mẫu thành phố - vườn với một hệ thống mạng thông tin phức hợp dựa vào công nghệ đa phương tiện
Nhiệm vụ tạo ra thành phố mới được trao cho công ty cổ phần Putrajaya. Các nhà phát triển được sát nhập để đảm nhận dự án này. Trong vòng 36 tháng từ một khu đất trống Putrajaya đã xuất hiên một thành phố được thiết kế chuẩn chỉnh với những tòa cao ốc, những khu nhà ở kết hợp sân vườn, những công viên và mỹ quan đô thị. Hệ thống mạng giao thông toàn diện giúp việc di chuyển trong thành phố trở nên thuận tiện hơn và kết nối Putrajaya đến với các khu trung tâm đông dân của quốc gia. Putrajaya cũng chính là thành phố hiện đại bậc nhất với mạng viễn thông tối tân và các tiện ích công cộng.
Hiện nay, hơn 2.000 hecta công trình đã được hoàn thành bao gồm các tòa nhà chính phủ và khu dân cư. Công ty cổ phần Putrajaya đang tập trung phát triển các tổ hợp khu dân cư và thương mại với các khu Trung tâm kinh doanh (CBD) ở giữa hòn đảo nhằm cung cấp những văn phòng cao cấp và các không gian mở
Hầu hết các khu dân cư được phát triển theo khu và có tổng cộng 67.000 ngôi nhà được xây dựng cho thành phố. Từ đầu năm, Putrajaya đã triển khai dự án nhà ở tại 18 khu dựa vào ý tưởng của một “vườn resort” với rất nhiều ngôi nhà xung quanh hồ Putrajaya. Các ngôi nhà bên hồ được xây dựng riêng biệt và có diện tích từ 2.420 – 3.410 feet vuông.Các khu cao cấp bao gồm công viên, trường học, khu mua sắm, sân golf và hệ thống giao thông công cộng tích hợp - tất cả mang đến một môi trường “sống - làm việc” lý tưởng.
Hồ Putrajaya là nét độc đáo riêng biệt của thành phố. Với diện tích khoảng 650 hecta nhưng thực chất chỉ là một bể hứng nước thay cho một đầm lầy trước kia. Tại đây các dịch vụ tàu thuyền du lịch được sử dụng để phục vụ cho việc tham quan thành phố bằng tàu perahu truyền thống của người Malaysia hoặc bằng các du thuyền sang trọng với những bữa ăn đắt tiền. Các tour du lịch bằng hình thức này cũng bao gồm: thuyền đôi, tàu du lịch, dùng bữa tối trên tàu hay các thuyền tư nhân dành cho các sự kiện.
Nếu chỉ là một phức hợp những công trình hiện đại thì Putrayaja đã không trở thành niềm tự hào của Malaysia. Điểm nhấn làm Putrajaya trở nên “là một, là riêng, là thứ nhất” chính là những giá trị truyền thống đang hiện hữu trong mọi ngõ ngách của thành phố. Những ngọn đèn đường cách điệu như những bó đuốc vĩnh cửu soi sáng cho toàn thành phố. Hay ghé thăm đền thờ Hồi giáo Masjid Putra vào buổi hoàng hôn, du khách sẽ bàng hoàng trước một công trình tôn giáo khổng lồ. Mái vòm củ hành màu hồng soi bóng xuống mặt hồ trong veo, tạo nên cảnh sắc vô cùng kỳ ảo.
Một điểm quyến rũ khác của thành phố Putrajaya là sự ra đời của những chiếc cầu bắc qua hồ Putrajaya hiện đại và mỹ thuật. Chẳng hạn như cầu Putra với tổng chiều dài 435m gồm 5 nhịp là chiếc cầu hai tầng đầu tiên tại Malaysia được xây dựng theo kiến trúc của chiếc cầu Khaju nổi tiếng ở Isfahan, Iran. Tầng trên là đại lộ, nối liền Dutaran Putra với văn phòng của Thủ tướng chính phủ. Tầng thấp được sử dụng cho các dịch vụ đường hầm, tàu điện ngầm và đường dành cho người đi bộ. Hay như cầu Seri Gemilang với những tháp truyền thống được trang trí bằng đá cẩm thạch và vàng.
Nằm cạnh thủ đô Kuala Lumpur và sân bay quốc tế KL của Malaysia và có rất nhiều phương tiện giao thông thuận tiện để đến đây bao gồm xe buýt, taxi, tàu lửa và đường cao tốc. Trong vòng vài năm tới, Putrajaya sẽ hơn cả một thủ đô hành chính như dự định ban đầu, nơi này sẽ tập trung các khu dân cư, thương mại, là môi trường làm việc và sinh sống đẳng cấp hàng đầu thế giới. “Niềm tự hào Malaysia” chính là bài học quý báu về kiến thiết thành phố kết hợp với giữ gìn môi trường.
Tư liệu: Du Lịch Việt
Được hình thành từ năm 1995 và mất 3 năm để đưa vào hoạt động, Putrajaya đã viết nên một chương mới trong lịch sử phát triển các thành phố hiện đại của Malaysia. Thành phố này là thủ phủ hành chính của chính quyền liên bang Malaysia và được đặt trong Multimedia Super Corridor (MSC) – một kiểu mẫu thành phố - vườn với một hệ thống mạng thông tin phức hợp dựa vào công nghệ đa phương tiện
Nhiệm vụ tạo ra thành phố mới được trao cho công ty cổ phần Putrajaya. Các nhà phát triển được sát nhập để đảm nhận dự án này. Trong vòng 36 tháng từ một khu đất trống Putrajaya đã xuất hiên một thành phố được thiết kế chuẩn chỉnh với những tòa cao ốc, những khu nhà ở kết hợp sân vườn, những công viên và mỹ quan đô thị. Hệ thống mạng giao thông toàn diện giúp việc di chuyển trong thành phố trở nên thuận tiện hơn và kết nối Putrajaya đến với các khu trung tâm đông dân của quốc gia. Putrajaya cũng chính là thành phố hiện đại bậc nhất với mạng viễn thông tối tân và các tiện ích công cộng.
Hiện nay, hơn 2.000 hecta công trình đã được hoàn thành bao gồm các tòa nhà chính phủ và khu dân cư. Công ty cổ phần Putrajaya đang tập trung phát triển các tổ hợp khu dân cư và thương mại với các khu Trung tâm kinh doanh (CBD) ở giữa hòn đảo nhằm cung cấp những văn phòng cao cấp và các không gian mở
Hầu hết các khu dân cư được phát triển theo khu và có tổng cộng 67.000 ngôi nhà được xây dựng cho thành phố. Từ đầu năm, Putrajaya đã triển khai dự án nhà ở tại 18 khu dựa vào ý tưởng của một “vườn resort” với rất nhiều ngôi nhà xung quanh hồ Putrajaya. Các ngôi nhà bên hồ được xây dựng riêng biệt và có diện tích từ 2.420 – 3.410 feet vuông.Các khu cao cấp bao gồm công viên, trường học, khu mua sắm, sân golf và hệ thống giao thông công cộng tích hợp - tất cả mang đến một môi trường “sống - làm việc” lý tưởng.
Hồ Putrajaya là nét độc đáo riêng biệt của thành phố. Với diện tích khoảng 650 hecta nhưng thực chất chỉ là một bể hứng nước thay cho một đầm lầy trước kia. Tại đây các dịch vụ tàu thuyền du lịch được sử dụng để phục vụ cho việc tham quan thành phố bằng tàu perahu truyền thống của người Malaysia hoặc bằng các du thuyền sang trọng với những bữa ăn đắt tiền. Các tour du lịch bằng hình thức này cũng bao gồm: thuyền đôi, tàu du lịch, dùng bữa tối trên tàu hay các thuyền tư nhân dành cho các sự kiện.
Nếu chỉ là một phức hợp những công trình hiện đại thì Putrayaja đã không trở thành niềm tự hào của Malaysia. Điểm nhấn làm Putrajaya trở nên “là một, là riêng, là thứ nhất” chính là những giá trị truyền thống đang hiện hữu trong mọi ngõ ngách của thành phố. Những ngọn đèn đường cách điệu như những bó đuốc vĩnh cửu soi sáng cho toàn thành phố. Hay ghé thăm đền thờ Hồi giáo Masjid Putra vào buổi hoàng hôn, du khách sẽ bàng hoàng trước một công trình tôn giáo khổng lồ. Mái vòm củ hành màu hồng soi bóng xuống mặt hồ trong veo, tạo nên cảnh sắc vô cùng kỳ ảo.
Một điểm quyến rũ khác của thành phố Putrajaya là sự ra đời của những chiếc cầu bắc qua hồ Putrajaya hiện đại và mỹ thuật. Chẳng hạn như cầu Putra với tổng chiều dài 435m gồm 5 nhịp là chiếc cầu hai tầng đầu tiên tại Malaysia được xây dựng theo kiến trúc của chiếc cầu Khaju nổi tiếng ở Isfahan, Iran. Tầng trên là đại lộ, nối liền Dutaran Putra với văn phòng của Thủ tướng chính phủ. Tầng thấp được sử dụng cho các dịch vụ đường hầm, tàu điện ngầm và đường dành cho người đi bộ. Hay như cầu Seri Gemilang với những tháp truyền thống được trang trí bằng đá cẩm thạch và vàng.
Nằm cạnh thủ đô Kuala Lumpur và sân bay quốc tế KL của Malaysia và có rất nhiều phương tiện giao thông thuận tiện để đến đây bao gồm xe buýt, taxi, tàu lửa và đường cao tốc. Trong vòng vài năm tới, Putrajaya sẽ hơn cả một thủ đô hành chính như dự định ban đầu, nơi này sẽ tập trung các khu dân cư, thương mại, là môi trường làm việc và sinh sống đẳng cấp hàng đầu thế giới. “Niềm tự hào Malaysia” chính là bài học quý báu về kiến thiết thành phố kết hợp với giữ gìn môi trường.
Tư liệu: Du Lịch Việt