Du lịch BLÓG

Du lịch 48h - Chuyên trang cung cấp thông tin về ngành du lịch, các điểm đến lý tưởng cho du khách

Hoa tím bằng lăng làm đẹp Đà Lạt ngày hè

Phượng đỏ rực hòa cùng sắc tím bằng lăng báo hiệu màu hè đã về trên vùng cao nguyên Lâm Viên. Mùa của những Tour du lịch Đà Lạt hè 2015 đầy thú vị, Đà Lạt đón chào du khách bốn phương về đây thưởng lãm những cánh hoa khoe sắc.

Read More...

Khám phá những bãi biển Đà Nẵng với tour du lịch hè 2015

Thành phố Đà Nẵng nằm trong danh sách 1 trong 20 thành phố sạch nhất thế giới. Đà Nẵng tọa lạc ở vùng Nam Trung Bộ, tại thành phố này vừa có núi, vừa có biển và vừa có đồng bằng. Với tour du lich he, du khách sẽ tới thăm các địa điểm nổi tiếng như khu du lịch Bà Nà, Cầu Rồng, bãi biển Mỹ Khê và khu vui chơi giải trí trong nhà Fantasy Park lớn nhất châu Á. Tại Đà Nẵng còn có nhiều thắng cảnh đẹp như rừng nguyên sinh ở bán đảo Sơn Trà, đèo Hải Vân và Ngũ Hành Sơn. Đặc biệt, Đà Nẵng được bao quanh bởi 3 di sản văn hóa thế giới là Huế, Hội An và Mỹ Sơn, và xa hơn chút nữa là Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng.


Trải dài trên 30 km từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước, biển Đà Nẵng được bầu chọn là 1 trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Những bãi biển ở đây có độ sóng nhỏ, nước êm và trong xanh, không bị ô nhiễm, độ mặn vào khoảng 60%, độ an toàn cao. Tour du lich he 2015 sẽ giới thiệu tới du khách 1 số bãi biển đẹp và nổi tiếng ở đây:

Bãi Xuân Thiều


Ít ai ngờ rằng bãi tắm luôn sạch, đẹp cát trắng mịn, nước biển lúc nào cũng xanh ngăn ngắt này còn có một cái tên gọi khác là “Red Beach” (Biển Đỏ). Nhưng nếu đến đây vào lúc bình minh hay hoàng hôn, khi mặt trời phản chiếu ánh sáng trên mặt nước, khiến cả bãi biển có màu đỏ rực, bắt mắt, sẽ hiểu nguyên nhân của tên gọi.

Bán đảo Sơn Trà


Ven biển của bán đảo Sơn Trà có 3 bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc, bãi Nam và bãi Bụt. Khi tới nơi đây ngoài tắm biển ra, du khách còn có thể khám phá rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú của bán đảo hay những rặng san hô lớn và tuyệt đẹp dưới đáy biển. Hay dong thuyền thúng câu cá, câu mực.

Bãi Nam Ô


Theo người dân ở đây, tên gọi Nam Ô có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa. Bãi Nam Ô có độ dốc vừa phải, lại men theo chân núi. Núi soi bóng trên nền biển xanh, cát trắng, lưa thưa vài dây muống biển nên phong cảnh nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc. Từ đây, du khách có thể xuôi về bán đảo Sơ Trà bằng đường núi hoặc dùng thuyền đi ngược về hướng Tây, thăm làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.

Bãi Thanh Bình


Bãi Thanh Bình nằm ngay trong thành phố Đà Nẵng nên ngoài lượng du khách tới du lịch nơi đây rất đông, bãi biển Thanh Bình cũng là điểm hẹn hò, thư giãn lý tưởng cho người dân Đà Nẵng sau một ngày học tập và làm việc căng thẳng. Khi đi tour du lịch hè 2015, du khách sẽ được chơi các trò chơi cảm giác mạnh như du thuyền, lướt ván, đi cano,...

Bãi biển Non Nước


Bãi tắm Non Nước trải dài như một vòng cung xanh nằm dọc chân núi Ngũ Hành Sơn, có độ dốc thoai thoải, sóng êm đềm, cát trắng tinh. Khi đến với bãi biển Non Nước du khách có thể nghỉ ngơi, tắm biển, thưởng thức các món hải sản tươi sống, và còn có thể viếng thăm thắng tích Ngũ Hành Sơn, làng đá mỹ nghệ hoặc làm một cuộc du thuyền trên sông Cổ Cò.

Bãi biển Mỹ Khê


Bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng với cát trắng mịn, sóng biển ôn hòa, nước ấm quanh năm, cùng hàng dừa thơ mộng, đẹp tuyệt vời bao quanh. Khách du lịch có thể tắm biển gần như suốt năm, nhưng thích hợp nhất là mùa hè, khoảng từ tháng 5 đến tháng 8 dương lịch.

Ngoài ra, khi đi du lich he, du khách còn có thể ghé thăm các địa điểm xa trung tâm thành phố Đà Nẵng như: Đèo Hải Vân, Bà Nà – Núi Chúa, Làng chiếu Cẩm Nê, Làng cổ Túy Loan, Rạn Nam Ô,…

Read More...

Đến du lịch Đà Lạt khám phá nét kiến trúc độc đáo của 3 nhà thờ bạn nên biết

Đà Lạt thơ mộng hút hồn du khách không chỉ với những đồi thông, thung lũng tình yêu, hay vườn hoa Đà Lạt,... Mà còn bởi kiến trúc độc đáo của những nhà thờ như: Nhà thờ Con Gà, nhà thờ Domaine de Marie và nhà thờ Cam Ly. Bạn có thể tham khảo Tour du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm của Soha Travel để khám phá những nhà thờ này.

Read More...

Về miền Tây làm nông dân, tát mương, sên đất bắt cá lóc

“Tát mương bắt cá” là một trong những điểm nhấn độc đáo khó quên của các chương trình tour du lịch miền Tây. Về miền Tây Nam Bộ Việt Nam tận hưởng không khí trong lành, dạo vườn cây ăn trái, nghe đờn ca tài tử và trải nghiệm thú vị với trò tát mương bắt cá, đối với nhiều du khách đó là chuyện rất đỗi thường tình. Từ lâu, miền Tây đã trở thành điểm đến tuyệt vời cho những ai yêu thích sông nước, những vườn cây trái xum xuê và thú vui thử làm nông dân qua trò tát nước bắt cá. Tham khảo chương trình Tour du lich mien Tay tat muong bat ca.

Những tháng ngày nắng nóng như lửa cháy, đồng ruộng khô nứt nẻ, công việc đồng áng cũng rảnh rỗi, đây là thời gian người nông dân miền Tây Nam bộ thường hay tát mương bắt cá. Sau đó, họ đào vét lại mương đìa để nhử cá, tôm kéo đến trú ngụ cho năm sau.


Xung quanh nơi cư trú của người dân quê miệt Bạc Liêu – Sóc Trăng thường là những mương nước, có vàm ăn thông với sông. Người ta được đào để lòi (chở) lúa từ đồng về hay làm nơi đậu xuồng, ghe, …

Mùa nước mênh mông, đây là môi trường lí tưởng để các loài sống ở môi trường nước đến trú ẩn. Lúc này, nước ngoài sông thường rút cạn, người ta đấp đập đất ngang vàm để tát mương. Mương tát chừng nửa buổi thì cạn. Cá trê, cá lóc, cá rô, … lưng đen trũi trườn mình trong bùn trở thành miếng mồi ngon cho con người săn bắt - Tour mien Tay tat muong bat ca

Một, hai ngày sau người ta bắt đầu dùng dá, gào thiếc sên bớt lớp sình bùn do phù sa bồi lắng. Đất mới sên được dùng đắp gốc cây trồng. Phù sa làm cho cây trong vườn xum xuê hoa lá. Mương lại được khơi sâu hơn, nước thông thoáng, xuồng ghe đi lại dễ dàng hơn.

Để đào đất, người miền Tây thường hay dùng cây dá bằng sắt, cán dài cỡ thước tây, còn để múc sình, bùn người dùng cái gào thiếc, có cán cầm ngắn, có quai ngang. Tay cầm cán gào, tay cầm quai, múc đất rồi kết hợp lực hai tay quăng sình lên bờ. Tùy theo sở thích của từng người gào dùng có lưỡi dài ngắn, rộng, hẹp cũng khác nhau.


Nói đến tát đìa, tát mương, đặt lọp, đặt lờ, câu cá hình như ai cũng có hứng thú. Bạn đang rất háo hức cho chuyến miền Tây thú vị của mình? Bạn muốn tự mình bắt cá nướng trui thơm ngon thết đãi gia đình và những người thân yêu? Hãy thử khám phá Tour du lịch miền Tây tát mương bắt cá rất rất thú vị của Soha Travel.

Trong trang phục của những người nông dân, với những dụng cụ đánh bắt cá thô sơ được làm từ tre nứa như gầu giai, nơm, giỏ… mỗi du khách sẽ lội xuống mương nước để bắt những chú cá, mỗi lần tóm được con cá to, cả bọn đều reo hò mừng rỡ như bắt được vàng. Sau khi tát xong, mọi người chia nhau làm cá, nấu nướng và tự tay chế biến những món ăn dân dã cho mình

Mương lớn, một người làm không xuể, thì năm ba người trong xóm vần công với nhau. Hôm nay sên mương người này, vài bữa sau sang sên mương người khác, … Tình làng nghĩa xóm vì thế càng thêm bền chặt.

Mương sên xong, mấy ngày sau nước phèn rỏ xuống màu đỏ sẫm. Xả nước ngoài sông vô, chừng tháng sau thì phèn lắng, mọi chức năng của mương đìa trở lại bình thường sau khi nó được làm “mới”.

Nét sinh hoạt ở miệt đồng đã trở thành nét đẹp văn hóa ứng xử, tương trợ giúp đỡ nhau của người bình dân ngày nay vẫn còn xuất hiện đây đó nơi miền quê…

Tham khảo chương trình Tour du lich mien Tay tat muong bat ca 1 ngày về miền Tây, điểm đến là cồn Thới Sơn.

Read More...

Đến Đà Lạt khám phá bảo tàng khổng lồ các loài hoa

Đà Lạt – thành phố tình yêu, thành phố sương mù, thành phố ngàn hoa… là những cái tên dễ thương, trìu mến người ta đặt riêng cho thành phố này. Nếu bạn có dịp đến thăm thành phố này bằng một tour du lich he sẽ cảm nhận được cảnh sắc thiên nhiên đến khí hậu, con người nơi đây. Nơi đây chính là bảo tàng khổng lồ, lưu trữ hàng ngàn loài hoa đẹp, quý hiếm.

Read More...

Đi tour du lịch Đà Lạt nhớ ghé thăm chùa Linh Phước với 7 kỷ lục Việt Nam

Nếu bạn có dịp đi tour du lich Da Lat thì hãy đến chùa Linh Phước hay còn gọi vui là chùa Ve Chai, tọa lạc tại số 120 Tự Phước, thuộc địa bàn Trại Mát, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 8 km về hướng Đông Nam, nằm trên quốc lộ 20. Chùa còn được gọi là Chùa Ve Chai vì trong sân chùa có con rồng dài 49 m được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, miệng rồng che phủ tượng Phật Di Lặc.

Read More...

Những điều tối kỵ khi đi quán bar

Chụp hình tự sướng với màn hình sáng trưng, búng tay gọi bồi bàn hoặc kì kèo đòi giảm giá khi hóa đơn đã được in ra... là những điều khiến mọi người xung quanh bạn khó chịu khi vào quán bar.

Bạn và nhóm bạn thân bước vào quán bar để thư giãn cuối tuần, nhưng chỉ khoảng nửa tiếng sau những vị khách ngồi xung quanh bạn bỗng nhiên cầm ly cocktail của mình đứng dậy và di chuyển đến một chỗ ngồi khác. Điều gì khiến họ có thái độ như vậy với bạn? Hãy thử xem bạn có phạm phải những điều dưới đây không.

1. Cười đùa xô đẩy

Đồng ý là khi vào quán bar, âm thanh và khung cảnh khá náo nhiệt và ồn ào. Bạn phải nói chuyện lớn tiếng mới có thể át được tiếng nhạc. Tuy nhiên, nếu bạn đang trong một quán bar mà mọi người đứng san sát nhau và bạn lại đùa giỡn, xô đẩy cùng với bạn bè, khiến cho người xung quanh bị mất thăng bằng theo thì họ sẽ cảm thấy khá phiền.

2. Chụp hình tự sướng

Chẳng có gì đáng nói nếu bạn muốn chụp vài bức hình để đăng tải lên facebook cùng dòng trạng thái: "Xõa cuối tuần". Nhưng nếu màn hình điện thoại của bạn sáng trưng và chiếu trực tiếp vào người kế bên thì họ sẽ thấy khó chịu, nhất là khi vì ánh sáng trong quán bar yếu nên bạn quyết định bật chế độ đèn pin bởi một chiếc điện thoại khác và rọi vào mình. Bật đèn flash để chụp liên tục nhiều tấm cũng gây phiền nhiễu tương tự.

3. Búng tay gọi phục vụ

Nếu muốn gọi người phục vụ, hãy lịch sự vẫy tay hoặc kêu họ lại. Đừng búng tay ra hiệu cho họ phải tới vì đó là hành vi khiếm nhã. Nhân viên phục vụ trong các quầy bar cũng như chúng ta, đi làm và kiếm tiền, nên họ cũng cần được tôn trọng.



Khi vào quán bar, bên cạnh nhấm nháp ly rượu đơn thuần, bạn có thể quan sát nhân viên pha chế biểu diễn. Ảnh: vietgiao


4. Uống rượu khi chưa đủ tuổi

Đừng làm khó nhân viên phục vụ khi họ muốn bạn xuất trình giấy tờ để chứng minh bạn đủ tuổi để tự do uống chất cồn. Đây là điều nên được khuyến khích vì hiện nay nhiều người trẻ chưa đủ tuổi bước vào quán bar và muốn thử qua loại rượu mạnh.

5. Kiểu gọi "cho loại nào ngon ngon"

Cầm menu thức uống trên tay, bạn gặp khó khăn vì không biết phải gọi loại nào, thế là bạn quyết định giao phó cho phục vụ khi nói: "Cho tôi loại nào ngon ngon là được". Đây là kiểu gọi khiến nhân viên rất lúng túng, vì vị giác của mỗi người mỗi khác và họ sẽ không biết phải làm sao để đáp ứng bạn tốt nhất.

6. Yêu cầu thêm rượu

Thông thường khi vào quán bar, tâm lý chung là muốn được uống nhiều rượu hơn với cùng một mức tiền. Thế là bạn yêu cầu nhân viên pha chế lấy ít đá ra, cho thêm rượu vô. Nhân viên pha chế không thích điều này, vì mỗi một loại thức uống đều đã có công thức và định lượng cụ thể. Bớt đá lạnh cũng không thể tăng nhiều rượu lên, nó chỉ khiến cho loại thức uống của bạn trở nên nhạt nhẽo, mất vị.



Mỗi loại thức uống trong quán bar đều có giá niêm yết, cũng như được định lượng theo công thức nên bạn khó lòng đòi hỏi thêm. Ảnh: Pinterest


7. Gây sự với nhân viên

Với tâm thế "thượng đế", bạn luôn muốn mình được phục vụ tốt nhất. Khi tâm trạng không tốt, đôi lúc bạn cũng muốn gây hấn với nhân viên kiểu "giận cá chém thớt". Hãy kiềm chế bản thân, vì bạn có thể bị mời ra khỏi quán và cấm quay lại vĩnh viễn. Quán bar giúp bạn giải sầu, nhưng không phải là nơi để bạn trút bực tức lên những người không liên can.

8. Chuyển bàn liên tục

Mỗi chiếc bàn trong quán đều được nhân viên ghi nhớ để dễ dàng trong việc tính tiền. Đừng gọi rượu ở quầy bar rồi sau đó đề nghị nhân viên chuyển sang khu ăn uống. Họ sẽ vẫn chuyển được nhưng thường xảy ra sai sót trong khâu tính tiền, có thể tính lộn.

9. Kì kèo giá cả

Khi vào quán bar, mọi loại thức uống đồ ăn đều có giá niêm yết được ghi rõ ràng trong thực đơn. Nếu bạn uống hai ly cocktail, bạn phải trả đúng mức giá quy định. Đừng kì kèo đòi giảm giá, đưa thiếu vài nghìn lẻ hoặc luôn miệng chê mắc.

10. Vò rác cho vào ly

Khi thanh toán tiền xong, nhiều người có thói quen kiểm tra hóa đơn một lần nữa rồi vò lại thành viên cho vào ly cocktail đã uống xong. Đôi khi bạn cũng hút thuốc và bỏ tàn vào trong ly. Đừng làm như vậy vì như thế là bất lịch sự.

Tường Ý
Theo Cỏ Nhân Tạo, Giường Tầng Trần VĂn Sports

Read More...

Những món ăn đường phố nên thử ở New Delhi

Đến New Delhi du khách không nên bỏ lỡ các món ăn vặt có thể bắt gặp bất cứ đâu trên đường phố như kebab, ram laddoo, paranthe...




Chaat là một món ăn vặt thật sự tuyệt hảo ở New Delhi. Nằm gần khu chợ Khan, Prabhu Chaat Bhandar là địa chỉ nổi tiếng nhờ món chaat, chia chaat ra làm nhiều loại để thực khách có thể dễ dàng lựa chọn: aloo tikki, dahi bhalla và papri chaat.





Món kebab thơm ngon ở Delhi là thịt nướng xiên. Kebab có thể là thịt cừu, thịt heo hoặc thịt gà. Thường thì các hàng bán kebab sẽ nướng thịt ở ngay trước cửa tiệm.





Paranthe Wali Gali ở Delhi là một địa chỉ ăn uống nổi tiếng với món paranthe, bánh rán, làm từ bột mỳ, với nhân thập cẩm rau hoặc quả từ địa phương, ăn kèm với xốt tương ớt xoài, sabri và một số loại rau sống.





Những chiếc ram laddoo, bánh rán tròn, ăn cùng nước sốt rau mùi - ớt cay có thể đủ vị để là một bữa trưa. Du khách đến Delhi sẽ thấy các hàng bán ram laddoo có ở khắp nơi trong thành phố.





Dù cho du khách là người ăn chay hay không thì samosas vẫn luôn là một món ăn vặt tuyệt vời nhất ở Delhi nói riêng và Ấn Độ nói chung. Nếu kết hợp ăn samosas với uống trà Chai thì không còn gì bằng.





Chola bhatura là một món ăn có đầy đủ hương vị và nguyên liệu như một bữa ăn nhỏ gọn. Bao gồm bánh mì kết hợp với cà ri gà, thêm hành thái nhỏ ăn cùng dưa muối làm từ xoài thơm nồng.





Kulfi là một món kem đặc biệt của Ấn Độ. Có đến 57 loại kem kulfi ở cửa hiệu Krishna di Kulfi, trong đó món kulfi phủ faluda (một loại đồ uống kết hợp từ sữa hoa hồng với mì) được ưa chuộng nhất.



Hương Chi (theo CNN)

Read More...

5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước

Chợ Đồng Xuân, chợ Đông Ba hay chợ Bến Thành đều là những ngôi chợ nổi tiếng lâu đời nằm dọc mảnh đất Việt Nam.

Chợ vừa là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán vừa là nơi thể hiện văn hóa tinh tế đặc sắc của từng vùng miền. Vào chợ du khách không chỉ mua những món đồ mình yêu thích mà còn khám phá nét văn hóa độc đáo của nơi đó. Hãy cùng khám phá năm ngôi chợ nổi tiếng dọc miền đất nước ta.

1. Chợ Đồng Xuân – Hà Nội

Là một trong những ngôi chợ lớn và xưa nhất ở Hà Nội, chợ Đồng Xuân nằm trong phố cổ ở phường Đồng Xuân, có lịch sử tồn tại hàng trăm năm từ thời phong kiến nhà Nguyễn. Chợ gắn liền với sự thăng trầm của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, là điểm giao hòa và chứng kiến bao đổi thay của thành phố Hà Nội.


Đồng Xuân, ngôi chợ cổ và nổi tiếng của thành phố Hà Nội. Ảnh: Dulichmienbac


Ngoài giá trị về mặt lịch sử, chợ Đồng Xuân là địa điểm mua bán sầm uất bậc nhất, tập trung đa dạng nhiều mặt hàng gia dụng, giày dép, vải vóc và quần áo. Không chỉ có hàng hóa, người ta còn biết đến Đồng Xuân như một khu ăn vặt nổi tiếng của Hà thành, là điểm đến quen thuộc của du khách yêu thích ẩm thực truyền thống. Bạn có thể thưởng thức các món ăn tinh túy bản sắc Hà Nội như bún riêu ốc, bún chả kẹp que tre, bún măng mọc tiết, chè…

2. Chợ Đông Ba – Huế

Chợ Đông Ba là ngôi chợ lớn nhất ở Huế, được xây dựng từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái ở bên bờ sông Hương thơ mộng. Đây là một trong những địa điểm tham quan quen thuộc của nhiều du khách khi có dịp đặt chân đến thành phố Huế.


Chợ Đông Ba, biểu tượng của thành phố Huế thơ mộng. Ảnh: Panoramio


Với diện tích gần 5000 m2, chợ Đông Ba gồm ba lầu, được chia thành nhiều gian hàng phục vụ nhu cầu mua bán. Bên cạnh các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày, chợ còn có những mặt hàng lưu niệm mang nét nghệ thuật tinh túy, độc đáo của Huế được bày bán như nón lá Phú Cam, thanh trà Lại Bằng, sen khô Hồ Tịnh, hoa giấy làng Sình… Đến chợ Đông Ba, bạn còn có dịp thưởng thức các món ăn truyền thống bình dân Huế như cơm hến, chả tôm, bánh khoái…

Chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền cùng với sông Hương là những biểu tượng của xứ Huế mộng mơ mà du khách nên ghé khi có dịp đặt chân đến.

3. Chợ Đầm – Nha Trang

Du khách đến Nha Trang nên một lần bước vô ngôi chợ Đầm nổi tiếng. Chợ Đầm được điểm danh trong hầu hết các tour du lịch và được nhiều du khách yêu thích.Với kiến trúc độc đáo, lạ mắt và nằm ở trung tâm thành phố, chợ Đầm là lựa chọn phổ biến khi du khách có ý định mua những món quà lưu niệm đầy ý nghĩa.


Chợ Đầm, trung tâm thương mại sầm uất của phố biển Nha Trang. Ảnh: Anywhere


Được xây dựng từ năm 1908 trên một khu đầm lầy rộng lớn nên cái tên chợ Đầm cũng theo đó ra đời. Chợ được thiết kế 2 tầng, kiến trúc theo hình tròn, mái xếp hình chữ V, tượng trưng cho hoa sen thuần khiết. Ngoài các sản phẩm thông dụng, chợ còn bày bán nhiều món hàng lưu niệm được làm từ vỏ sò, ốc với các hình dạng lạ lẫm đẹp mắt. Sản phẩm đặc biệt của chợ Đầm là mặt hàng hải sản tươi ngon hay đặc sản địa phương như nem, chả Nha Trang.

4. Chợ Bến Thành – Hồ Chí Minh

Ở Sài Gòn, không ai không biết đến chợ Bến Thành. Nó vừa là ngôi chợ lâu đời nhất vừa là biểu tượng của thành phố mang tên Bác.

Chợ Bến Thành từ lâu đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Hoạt động từ năm 1914 đến nay, ngôi chợ 100 tuổi này không chỉ là nơi mua bán sầm uất mà còn là chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay thăng trầm của thành phố. Nơi đây tập trung nhiều mặt hàng, từ quần áo, giầy dép, vải vóc, đồ thủ công mỹ nghệ, hàng thổ cẩm, trang sức đến các món ăn đặc sản.


Chợ Bến Thành, nơi ghé thăm của nhiều du khách ngoại quốc khi đến Sài Gòn. Ảnh: Văn Trãi


Với giá trị truyền thống là trung tâm thương mại lâu đời nên chợ thu hút rất đông du khách ngoại quốc đến tham quan và mua sắm. Đến đây bạn sẽ bắt gặp đủ mọi ngôn ngữ để trao đổi mua bán. Đêm về, xung quanh chợ Bến Thành tụ họp thành một chợ đêm sầm uất tạo nên một Sài Gòn sôi động đa sắc màu.

5. Chợ nổi Ngã Bảy – Hậu Giang

Với địa thế sông ngòi dày đặc và chằng chịt, miền Tây nổi tiếng bởi những khu chợ lênh đênh trên mặt nước, trong đó chợ nổi Ngã Bảy là khu chợ nổi tiếng lâu đời nhất vùng đất Cửu Long.

Chợ nổi Ngã Bảy, còn gọi là chợ nổi Phụng Hiệp, thuộc thị xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang, nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân miền sông nước đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây không chỉ nơi buôn bán hàng hóa mà còn là địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch.


Chợ nổi Ngã Bảy, nét duyên của cô gái miệt vườn sông nước. Ảnh: Saigonstartravel


Du khách tới đây sẽ nhìn thấy bạt ngàn màu sắc từ trái cây, rau củ cho đến các đồ dùng sinh hoạt miền sông nước. Đặc biệt là màu đỏ tươi của chôm chôm, màu ruốc chín của măng cụt, vị thơm của sầu riêng. Mỗi thuyền chỉ bán một loại trái cây hay mặt hàng và hàng hóa đó sẽ được treo lơ lửng một cây sào cao gọi là cây bẹo.

Có dịp đến đây du khách hãy thử lênh đênh trên mặt nước thưởng thức ly cà phê sóng sánh, nghe những câu hò vọng cổ miên man với chiếc áo bà ba dập dìu theo sông nước đầy thi vị.

Văn Trãi

Read More...

Thế giới đằng sau chiếc khăn piêu của người Thái

Với màu sắc phong phú theo từng hoa văn, chiếc khăn piêu được coi như vị thần bảo vệ linh hồn mỗi người phụ nữ Thái.

Mỗi dân tộc Việt Nam đều có nét đặc trưng riêng về văn hóa. Điều này thể hiện qua thói quen sinh hoạt, tín ngưỡng đặc biệt là trang phục... Với người Thái, nét đặc trưng được biết đến nhiều hơn qua chiếc khăn piêu truyền thống.



Khăn piêu chỉ được thêu ở hai đầu khăn với 3 loại hoa văn chính là cút piêu, sai peng và tà leo. Ảnh: toithichdoc.


Giống như cách làm thổ cẩm truyền thống, khăn piêu được dệt từ sợi bông sau đó nhuộm chàm. Tới khi vải khô người phụ nữ Thái mới bắt đầu thêu lên những hoa văn sặc sỡ và bắt mắt. Có tất cả 3 loại hoa văn được thêu trên mỗi chiếc khăn là tà leo, cút piêu và sai peng. Trong đó tà leo là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ thần hồn cho người đội khăn, cút piêu là phẩm vật cao quý của người bề trên và sai peng là dây tình của đôi lứa. Tuy nhiên cả ba loại hoa văn này chỉ được thêu có chừng mực ở hai đầu của chiếc khăn.

Có cầm trên tay một chiếc khăn piêu mới thấy được sự tài tình của người phụ nữ Thái. Những sắc màu và hoa văn độc đáo được kết hợp với nhau khéo léo. Đó là màu xanh của núi rừng, màu vàng của ánh nắng, nương lúa và màu trắng hồng của hoa thơm. Mỗi một hoa văn như cách ứng xử của người Thái với thiên nhiên và bản làng. Chẳng thế mà khăn piêu không đơn giản là vật đội đầu mà còn là biểu tượng tín ngưỡng của người Thái. Chiếc khăn piêu như vị thần che chở cho người phụ nữ Thái trong lúc nắng, lúc mưa.

Một chiếc khăn piêu thường mất từ 2 đến 4 tuần để hoàn thành vì người phụ nữ Thái chỉ thêu khăn lúc nông nhàn. Du khách có dịp ghé qua bản làng người Thái đều có thể bắt gặp hình ảnh những cô gái chăm chú và tỉ mỉ ngồi thêu khăn bên hiên nhà. Đôi khi hình ảnh ấy lại là những em gái, những bà mẹ địu con hay cụ già. Có lẽ trong quan niệm của người Thái, việc thêu được chiếc khăn piêu đẹp chính là tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất thế nên phụ nữ Thái, từ trẻ nhỏ tới người già, ai cũng có thể thêu được những chiếc khăn piêu ấn tượng.


Khăn piêu gắn bó với người phụ nữ từ khi còn nhỏ. Ảnh: Diệu Huyền


Trong đời sống tình cảm của người Thái, chiếc khăn piêu chính là minh chứng đặc biệt cho tình yêu đôi lứa. Ấy là những dịp lễ hội, khi cô gái tung còn, chàng trai nào bắt được phải đền cho cô một hoặc hai đôi vòng bạc. Còn khi chàng trai ném và cô gái không bắt được phải đem khăn piêu ra tặng. Chiếc khăn khi ấy trở thành cái cớ để họ yêu nhau. Nếu cô gái không yêu chàng trai thì có thể đem vật khác đến xin lại chiếc khăn của mình.

Cho tới khi chuẩn bị lấy chồng, các cô gái Thái phải tự tay làm khăn piêu như món quà không thể thiếu của cô dâu tặng cho gia đình nhà bên. Và cứ như thế, chiếc khăn piêu gắn bó với người phụ nữ Thái từ khi còn nhỏ, trong các dịp lễ hội cho tới khi về nhà chồng. Kể cả khi trong nhà có tang khăn piêu cũng được dùng làm lễ vật mang theo người mất và con cháu cũng phải đội khăn piêu trong đám ma. Chiếc khăn piêu khi ấy như vật chỉ đường cho linh hồn người đã mất tìm được lối về mường trời, là thế giới bên kia.


Khăn piêu ngày nay đã trở thành món quà lưu niệm cho du khách. Ảnh: Diệu Huyền


Ngày nay, chiếc khăn piêu vượt qua bản làng nhỏ của người Thái để thành món quà lưu niệm đến tay những du khách ghé qua. Cầm chiếc khăn piêu trên tay để biết về nét văn hóa đặc trưng của người Thái và cũng để lưu giữ lại một kỉ niệm trong một lần dạo chơi.
Người Thái sinh sống chủ yếu tại miền núi Tây Bắc và là dân tộc có dân số đứng thứ 3 tại Việt Nam (số liệu thống kê năm 2009). Người Thái có nhiều nhóm khác nhau là Thái đen, Thái trắng, Thái đỏ và Tày Mường. Khăn piêu là trang phục được biết nhiều hơn bởi người Thái đen.


Diệu Huyền

Read More...