Chen chân dự lễ hội Tháp Bà Ponagar
written by TrungLun0112
at May 2, 2013
Sáng 30/4, lễ hội Tháp Bà Ponagar tưởng nhớ bà Thiên Y Ana đã khai mạc tại thành phố du lịch Nha Trang (Khánh Hòa).
Tiết mục múa Apsara khai mạc lễ hội. Ảnh: Tường Vi
Trong thời gian diễn ra lễ hội (29/4 - 2/5), Tháp Bà Ponagar mở cửa đón du khách tham quan miễn phí. Hơn 100 đoàn đến từ Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP HCM… đã đăng ký dâng hương. Tags: Du lịch, Du lịch Đà Lạt, Du lịch Malaysia, Du lịch Campuchia
Ông Trần Mạnh Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, Tháp Bà tồn tại 1.200 năm, được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1979. Dịp này, lễ hội Tháp Bà Ponaga được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhân Di sản phi vật lễ cấp quốc gia.
"Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tồn tại gắn liền với di tích", ông Cường nói.
Giá trị này được thể hiện qua các nghi lễ như: Lễ thay y mẫu, lễ cầu siêu và thả hoa đăng, lễ cầu "Quốc thái, dân an", dâng hương lễ Mẫu, lễ hoàn kinh, múa Chăm...
Hàng nghìn người chen chân vào Tháp Bà dâng lễ vật. Ảnh: Tường Vi
Bà Thiên Y Ana tương truyền là người có công giúp đỡ người dân biết trồng trọt, dệt vải... Để tưởng nhớ công ơn, tháng 3 âm lịch hàng năm người dân Chăm - Việt khu vực Nam Trung Bộ kéo nhau về Tháp Bà để dâng hương.
Lễ hội năm nay trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 nên dự kiến 60.000 - 70.000 lượt người tham quan, tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Tường Vi
Read More...
Tiết mục múa Apsara khai mạc lễ hội. Ảnh: Tường Vi
Trong thời gian diễn ra lễ hội (29/4 - 2/5), Tháp Bà Ponagar mở cửa đón du khách tham quan miễn phí. Hơn 100 đoàn đến từ Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP HCM… đã đăng ký dâng hương. Tags: Du lịch, Du lịch Đà Lạt, Du lịch Malaysia, Du lịch Campuchia
Ông Trần Mạnh Cường, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết, Tháp Bà tồn tại 1.200 năm, được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1979. Dịp này, lễ hội Tháp Bà Ponaga được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhân Di sản phi vật lễ cấp quốc gia.
"Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tồn tại gắn liền với di tích", ông Cường nói.
Giá trị này được thể hiện qua các nghi lễ như: Lễ thay y mẫu, lễ cầu siêu và thả hoa đăng, lễ cầu "Quốc thái, dân an", dâng hương lễ Mẫu, lễ hoàn kinh, múa Chăm...
Hàng nghìn người chen chân vào Tháp Bà dâng lễ vật. Ảnh: Tường Vi
Bà Thiên Y Ana tương truyền là người có công giúp đỡ người dân biết trồng trọt, dệt vải... Để tưởng nhớ công ơn, tháng 3 âm lịch hàng năm người dân Chăm - Việt khu vực Nam Trung Bộ kéo nhau về Tháp Bà để dâng hương.
Lễ hội năm nay trùng với kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 nên dự kiến 60.000 - 70.000 lượt người tham quan, tăng gần gấp đôi so với năm trước.
Tường Vi