Du lịch BLÓG

Du lịch 48h - Chuyên trang cung cấp thông tin về ngành du lịch, các điểm đến lý tưởng cho du khách

Ngắm cây dã hương độc nhất trên thế giới

Thân cây to, tán cây rộng, lá xanh mướt vào cuối mùa xuân cùng với những chùm hoa thơm ngát. Đó là cây dã hương tại xã Tiên Lục – huyện Lạng Giang – tỉnh Bắc Giang, đây là cây dã hương ngàn tuổi duy nhất trên thế giới.

Một chiều về với Tiên Lục, để tìm đường đến đình Viễn Sơn không quá khó khăn vì trên đường đi hỏi thăm cây dã ai cũng biết, người dân nơi đây hớn hở khoe và coi cây dã hương cổ thụ này như là một niềm tự hào của Châu Á.



Cây dã cổ thụ cạnh đình Viễn Sơn


Cây nở hoa dịp cuối xuân


Những người sống quanh đây không biết cây bao nhiêu tuổi, họ chỉ nhớ từ khi sinh ra đã thấy bóng cây to rộng ở đó, cho nên người ta còn gọi cây dã với cái tên khác là “cây ngàn tuổi”. Hiện nay, cây dã đã được xếp là di sản quốc gia, hàng năm thu hút nhiều lượt khách du lịch tới chiêm ngưỡng.

Cây dã hương không chỉ mang lại cho nơi đây vẻ đẹp thiên nhiên, người dân còn cho biết mùi hương từ cây dã toát ra rất tốt cho sức khỏe.


Cành cây vươn xa


Tán lá che mát mái đình


Nhiều cây nhỏ quấn quanh dã hương để sinh tồn


Lộc non đang lớn dần, thay thế những tán lá đã già





Cây dã có mùi hương đặc biệt, tốt cho sức khỏe con người


Những người dân thường xuyên đến chăm nom cây đại thụ


Cây dã vô cùng thiêng liêng, được người dân nơi đây bảo vệ từ đời này qua đời khác


Gốc cây to, vỏ cây sần sùi qua thời gian


Cành cây dã vươn xa được nhờ sự chống đỡ của những cột xi măng giả thân cây


Cây cổ thụ dã hương được nhà nước phong tặng danh hiệu cây di sản.


Trẻ con nô đùa quanh gốc cây


Bà cháu nghỉ trưa dưới bóng mát dã hương

Nguyễn Nhung
Related link: Du lịch Du lịch Nha Trang Du lịch Malaysia Du lịch My Du lịch Châu Âu Du lịch Nhật Bản Du lịch Đà Lạt Du lịch Campuchia

Read More...

Tuần lễ văn hóa biển đảo tri ân Hải đội Hoàng Sa

Diễn ra trong hai ngày 27 và 28/4, "Tuần lễ Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi" gồm nhiều hoạt động như tri ân Hải đội Hoàng Sa, hội thảo quốc tế về chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa...


Nghi thức thả khinh thuyền Hoàng Sa trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng phương án đón du khách trong và ngoài nước, hỗ trợ các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, một trong những hoạt động của Tuần lễ Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi. Trong đó có nhiều hoạt động như: đua thuyền tứ linh, lễ cáo yết nghinh thần, cầu siêu cho các binh phu Hoàng Sa, Trường Sa, thả hoa đăng tri ân Hải đội Hoàng Sa.

Tuần lễ Văn hóa biển đảo còn có nhiều hoạt động thể thao, văn hóa dân gian. ĐH Phạm Văn Đồng phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Ngãi tổ chức Hội thảo quốc tế xoay quanh vấn đề chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trao đổi với VnExpress.net, TS Nguyễn Đăng Vũ, Giám đốc Sở Văn hóa cho biết, năm nay dù tổ chức lễ khao lề thế lính Hoàng Sa theo quy mô cấp tỉnh nhưng các tộc họ ở huyện đảo Lý Sơn vẫn giữ vai trò chủ đạo theo đúng nghi thức truyền thống. Nhà nước hỗ trợ kinh phí và tổ chức các hoạt động xung quanh trong dịp lễ này.


"Thầy Pháp" đang tế lễ tưởng niệm Hải đội Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Ảnh: Trí Tín.

Sở cũng đã làm việc với các nghệ nhân ở huyện đảo Lý Sơn làm mô hình 10 khinh thuyền Hoàng Sa (mỗi chiếc dài 1,5 mét) phục vụ lễ tế và trưng bày ở Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi. Các khách sạn, cơ sở lưu trú trên địa bàn đã chuẩn bị sẵn sàng đón du khách đến tham quan, dự hội thảo trong Tuần lễ Văn hóa biển đảo Quảng Ngãi vào cuối tháng 4 tới.

Theo TS Vũ, từ lâu lễ khao lề thế lính Hoàng Sa tại huyện đảo Lý Sơn trở thành ngày hội lớn không chỉ của Quảng Ngãi mà còn với người dân mọi miền đất nước. Đây là dịp khơi dậy ý thức người dân bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; tiếp tục khẳng định chủ quyền lãnh hải tổ quốc trên các quần đảo thiêng liêng trong cộng đồng quốc tế.

Hiện Quảng Ngãi đã lập trang thông tin giới thiệu nghi lễ tri ân Hải đội Hoàng Sa lâu đời này đến du khách trong nước và quốc tế với hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.

Trí Tín

Read More...

Làng biển An Hải

Làng biển An Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thật thanh bình, với thiên nhiên hoang sơ, môi trường trong lành.


Hòn Lao Mái Nhà, An Hải trong ánh bình minh.


Vui đùa trong làn nước trong xanh ở Hòn Lao Mái Nhà.


Bãi đá hoang sơ ở Hòn Lao Mái Nhà.


Cuộc sống của bà con làng biển An Hải.


Đưa thuyền vào bờ khi đánh bắt xong.


Thuyền, ghe chen chúc bên làng.


Thú vui câu cá ở gành đá.


Thả lưới bắt cá bằng thúng chai.


Trai làng biển An Hải.


Món ăn dân dã nhưng thật thú vị.

Tags: Du lịch Du lịch Nha Trang Du lịch Malaysia Du lịch My Du lịch Châu Âu Du lịch Nhật Bản Du lịch Đà Lạt Du lịch Campuchia

Read More...

Những địa điểm trekking đầu năm thú vị cho giới trẻ

Từ nóc nhà Đông Dương Fansipan, tới ngọn núi Hàm Lợn cao nhất Hà Nội... mỗi địa điểm sẽ mang lại cho bạn cảm giác khám phá và trải nghiệm mới mẻ.

Fansipan, Lào Cai




Fansipan là ngọn núi nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tiếng địa phương gọi Fansipan là HuaSiPan, nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Ngọn núi này được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương với độ cao 3.143m so với mực nước biển.

Hành trình chinh phục Fansipan khá cam go với những lòng suối cạn lổn nhổn đá cuội, sườn núi cheo leo, những đường mòn dốc dựng đứng, những tảng đá to như cái bàn dựng ngược. Song cũng hết sức thú vị và thơ mộng với những cây cổ thụ cao vút tầm mắt, rừng trúc rậm rạp, hoa đỗ quyên rực rỡ nhuộm đầy không gian và lòng suối.

Núi Hàm Lợn, Hà Nội




Núi Chân Chim, còn gọi là núi Hàm Lợn thuộc xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) nằm trong quần thể các dãy núi ở Sóc Sơn, đồng thời cũng là ngọn cao nhất và được mệnh danh là “mái nhà của Hà Nội”.

Có hai cách để chinh phục Hàm Lợn, một là men theo chân núi rồi từ đó leo ngược hẳn lên ngọn, cách khác là đi theo đường mòn qua hồ Hàm Lợn. Hành trình đẹp để chinh phục ngọn núi là cảm nhận buổi sáng tinh khiết sương bảng lảng trên mặt hồ, những đoạn vạch lá mà đi hay thưởng thức bữa tối bên bếp lửa bập bùng.

Yên Tử, Quảng Ninh




Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Với chiều cao gần 2.000m và quãng đường 6.000m từ chân núi lên đỉnh, Yên Tử nằm trong “tầm ngắm” của không ít cao thủ trekking. Điểm trừ của đỉnh núi này là không cho du khách cắm trại, dọc đường đi có rất nhiều hàng quán. Song cũng nhờ đó mà hành trang lên núi của bạn sẽ nhẹ hơn. Đây sẽ là lợi thế cho quãng đường dài chinh phục hàng ngàn bậc thang và dốc đá dựng đứng.

Tam Đảo




Dãy Tam Đảo dài gần 80km, nằm trên địa bàn 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang. Trong đó ba đỉnh thường thấy và tạo nên cái tên Tam Đảo là Thiên Thị, Thạch Bàn và Phù Nghĩa.

Hành trình trekking Tam Đảo thú vị và phiêu lưu với những dây leo chằng chịt, rễ cây quấn quýt bước chân, dốc đá dựng đứng, song cũng rất hoang sơ và lãng mạn với hàng trăm loại hoa lạ, những đàn bướm hàng trăm con dập dờn bên khe suối, cảm giác hoang sơ với trăng sao và cái lạnh trong đêm.

Núi Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh




Núi Hồng Lĩnh có tên Nôm là Ngàn Hống hay Rú Hôống, là dãy núi có tất cả 99 ngọn thuộc Hà Tỉnh. Trong núi có nhiều hang động, khe suối và một số ao hồ ở lưng núi và chân núi.

Trên núi Lĩnh có tới hàng trăm chùa, đền, miếu. Trong đó nổi tiếng và cổ kính là chùa Hương Tích, chùa Chân Tiên, gắn với huyền thoại lưu dấu chân người ngựa trên tảng đá (thuyết tiên giáng trần), chùa Thiên Tượng...

Núi Sơn Trà, Đà Nẵng




Sơn Trà là tên một bán đảo - một ngọn núi thuộc quận Sơn Trà, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 10 km về hướng Đông Bắc. Núi Sơn Trà cao đến gần 700m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của người dân nơi đây. Ngoài hành trình thú vị chinh phục đỉnh núi, các “tay phượt” cũng không bỏ qua vẻ đẹp cũng như việc ngâm mình thư giản ở Suối Tiên và suối Đá hoang sơ, mát lạnh.

Núi Bạch Mã, Thừa Thiên – Huế




Núi Bạch Mã có độ cao hơn 1.500m, nằm cách thành phố Huế 50km về phía nam. Tọa lạc gần biển nên không khí trên đỉnh núi mát mẻ, dễ chịu và được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt. Đặc biệt, đứng trên đỉnh núi, du khách có thể thu vào tầm mắt toàn bộ cảnh hùng vỹ, quanh co uốn lượn của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và thành phố Huế thanh bình.

Để khám phá núi Bạch Mã, du khách đi theo một chuỗi các đường mòn độc đáo như đường mòn Trĩ Sao, đường mòn thác Đỗ Quyên, đường mòn thác Ngũ Hồ và đặc biệt là đường mòn Hải Vọng Đài. Với mỗi đường mòn, du khách sẽ khám phá nhiều cảnh trí khác nhau.

Hòn Bà, Nha Trang




Hòn Bà là một khu rừng nguyên sinh độ cao 1.578m, cách thành phố Nha Trang khoảng 60 km về phía Tây Nam, và là nơi bác sĩ Yersin từng sống và làm việc vào đầu thế kỷ 20.

Điều đặc biệt ở Hòn Bà là tạo mỗi độ cao khác nhau, bạn sẽ có những cảm nhận khác nhau để rồi khi đặt chân đến đỉnh, bạn thấy mình thanh tĩnh đến nhẹ nhàng. Ngoài chinh phục đỉnh núi, bạn đừng quên ghé vào thăm ngôi nhà gỗ mà bác sĩ Alexandre Yersin từng sống và làm việc, tham quan vườn thuốc quí còn lưu giữ hai cây trà trăm năm tuổi, thưởng thức đặc sản tươi ngon.

Langbiang, Lâm Đồng




Langbiang, núi Langbiang hay khu du lịch núi Langbiang là hai ngọn núi là Núi Ông và núi Bà cách thành phố Đà Lạt 12 km thuộc địa phận huyện Lạc Dương. Đỉnh Langbiang nằm ở độ cao 2.167 m so với mặt biển và được ví như “nóc nhà”.

Rất nhiều người lầm tưởng cuộc dạo chơi thú vị bằng xe jeep đưa họ đến đỉnh Langbian song đó chỉ là đỉnh thấp của ngọn núi này, còn muốn chinh phục đỉnh núi, chỉ có một phương án duy nhất là đi bộ.

Núi Bà Đen, Tây Ninh




Núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất miền Đông Nam bộ (986m). Tên núi gắn liền với câu chuyện về người con gái có nước da ngâm đen chung thủy và tiết hạnh. Núi Bà Đen thu hút khách thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ.

Hành trình chinh phục núi Bà Đen bắt đầu từ trạm dừng chân của cáp treo đến đỉnh và mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Điểm thú vị là khác với lần tưởng ban đầu dựa trên độ cao, đường lên đỉnh núi khá vất vả với những vách đá dựng đứng, dây leo và đường mòn uốn lượn.

Núi Chứa Chan, Đồng Nai




Núi Chứa Chan còn gọi là núi Gia Ray, núi Gia Lào thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Với chiều cao 800m, đây là ngọn núi cao thứ hai khu vực Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Núi Chứa Chan nổi tiếng với phong cảnh hùng vĩ, cây đa hai gốc và chùa Gia Lào linh thiêng. Song với “dân đi bụi”, đây là một ngọn núi hiếm hoi của miền Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố phiêu lưu, mạo hiểm cho một chuyến trekking thú vị. Song song với hành trình ấy, vẻ đẹp của đỉnh Chứa Chan với sương trên cỏ, mây ấp núi cũng để lại dấu ấn khó quên.

Núi Bà Rá




Núi Bà Rá thuộc phường Sơn Giang thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Người S’Tiêng gọi ngọn núi này là Bơnom Brah, nghĩa là Ngọn núi Thần. Đây là ngọn núi cao thứ 3 của Nam bộ.

Núi Bà Rá mê hoặc những người thích đi với độ dốc cao, những đoạn đu dây ngoạn mục, mùi ngai ngái của lá mục, cái hùng vĩ của những cây cổ thụ hơn tay người ôm hay sức sống bền bỉ của những nhánh lan vắt vẻo trên cao.

An Huỳnh
Ảnh: Sưu Tầm  + Du lịch Du lịch Nha Trang Du lịch Malaysia Du lịch My Du lịch Châu Âu Du lịch Nhật Bản Du lịch Đà Lạt Du lịch Campuchia

Read More...

Dạo bước thành cổ Marseille trong nắng

Thành phố giữ gìn được vẻ đẹp kiến trúc cổ điển, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên vùng biển.

Marseille nằm bên bờ biển Địa Trung Hải quanh năm xanh ngắt màu biển, chan hòa ánh nắng, cách thủ đô Paris khoảng hơn 700km về phía Đông Nam. Chặng đường nghe có vẻ xa nhưng nếu chọn đi tàu tốc hành từ thủ đô Paris, bạn chỉ mất có 3 giờ là tới nơi.



Là thành phố cổ, ra đời cách đây 2.600 năm, Marseille sở hữu những công trình kiến trúc cổ kính, đẹp mê hồn, và còn xuất hiện trong bài hát quốc ca của nước Pháp, mang tên Marseillaise, sáng tác bởi một sĩ quan công binh năm 1792.

Công trình nổi tiếng nhất của Marseille là nhà thờ đức bà Notre Dame de la Garde. Nhà thờ nằm trên đỉnh đồi, là biểu tượng của thành phố với bức tượng đức mẹ bồng chúa, được coi là bức tượng thiêng, che chở cho cư dân nơi đây, nhất là những người dân chài lênh đênh trên biển. Trên đỉnh tháp chuông nhà thờ, có tượng đức mẹ đồng trinh cao tới 9,7 mét bằng vàng nguyên chất phát sáng lấp lánh.



Vào thế kỷ 19, Marseille rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, vì vậy, một công trình tôn vinh nguồn nước đã được xây dựng tại đây. Đó là lâu đài nước Palais Longchamps. Lâu đài được xây theo hình bán nguyệt, với những hàng cột bằng đá trắng lớn và tinh tế và phần không thể thiếu là đài phun nước lớn bên trong.

Là một thành phố duyên hải, du khách đương nhiên không thể bỏ qua các bến cảng, bãi tắm, vũng đá… Hải cảng cổ Vieux Port là điểm đến quen thuộc không chỉ của dân bản địa mà luôn tấp nập du khách nước ngoài cũng như những chiếc thuyền buồm, thuyền câu… dập dềnh trên làn nước xanh ngăn ngắt. Những bãi tắm ở Marseille cũng luôn tấp nập người qua lại, tắm nắng, đùa trong làn nước Địa Trung Hải. Có thể nói, thiên nhiên đã ưu đãi thương cảng này quá nhiều.



Đặc biệt, Marseille là một trong những địa điểm đầu tiên có người Việt Nam sinh sống ở Pháp do ban đầu phương tiện chủ yếu tới đất nước này là tàu thủy. Chính vì vậy, Marseille có những dấu ấn rõ nét của người Việt, điển hình là chùa Trúc Lâm, xây dựng năm 1987 và hội quán người Việt trên phố Joliette, là nơi kiều bào thường tập trung, hàn huyên.









Theo Xzone + Du lịch Du lịch Nha Trang Du lịch Malaysia Du lịch My Du lịch Châu Âu Du lịch Nhật Bản Du lịch Đà Lạt Du lịch Campuchia

Read More...

Những cuộc chơi kiểu 'Quang chim'

Đeo chiếc găng da đặc chủng vào tay, Lê Hồng Quang, Chủ nhiệm CLB chim săn mồi Hà Nội (Hanoi Fanconry Club) vỗ nhẹ... Con chim ưng từ xa quắc mắt vươn cánh vút tới giơ bộ vuốt sắc như dao cạo quắp chặt vào cánh tay Quang. “Nó là loài chim vương giả, vì thế mà phải có bộ mã phụ kiện trang trí đi cùng cũng ở đẳng cấp khác…” anh giảng giải.



Trong mỗi 'cuộc chơi', Lê Hồng Quang đều mang trong mình sự tự tin của tuổi trẻ và tình yêu đất nước.

Mê loài dũng điểu

Ở thời điểm “sung” nhất, Lê Hồng Quang có trong tay vài chú chim ưng với độ thuần hiếm có, trong khi cả Hà Nội cũng chỉ có dăm tay chơi đẳng cấp mới dám động đến loại dũng điểu này, phần vì nuôi chúng tốn kém, phần vì độ cầu kỳ của phụ kiện chơi chim, nhưng điều quan trọng hơn là chim ưng cần một người chơi có đủ kiến thức để hiểu về đặc tính của loài chim vốn coi những vùng sa mạc, thảo nguyên bát ngát là khoảng trời cư ngụ. Bị hút hồn từ nhỏ khi được nhìn thấy vẻ dũng mãnh của cánh chim ưng trong bộ phim truyền hình nổi tiếng “Người thợ săn ở bản Mi ra khắc” của Grudia, giờ trong tay Quang có cả những cánh chim hiếm quí như Diều hâu Nhật Bản, Ưng Nhật Bản, Cắt nhỏ bụng trắng...Anh luôn xuất sắc trong việc chuyển tiếp những kiến thức từ sách vở, phim khoa học, cổ sử thành hàng giờ say mê kể về dòng, giống, bộ, đặc tính, nét văn hóa vùng miền và lịch sử của từng loài dũng điểu...



Thuần phục các giống chim săn mồi là một trong những niềm đam mê của Quang.

Anh cho biết, những người chơi ở các quốc gia có truyền thống nuôi chim ưng thường bắt chim non ngay trong tổ. Điều này mới nghe có vẻ như sẽ làm suy giảm số lượng chim ưng. Nhưng trên thực tế không phải như vậy. Trong họ chim cắt, có những loài ưng mỗi lần đẻ chỉ sinh 2 trứng cách ngày xa nhau. Do vậy, trứng sẽ nở quả trước quả sau, chim non cũng có con lớn con nhỏ. Chim non lớn hơn thường mổ chết con nhỏ hơn vì bản năng của loài chim dữ. Vì thế, khi bắt đi 1 chim non đã làm tăng gấp đôi số lượng chim non sống sót, bảo tồn nguồn gien hoang dã.

Mê chim đến thế nhưng Quang cũng từng ngậm ngùi đem chú ưng Nhật Bản đi thả, vì anh cho rằng, đó là loài chim di cư, chúng phải được trở về với tiếng gọi nơi hoang dã. Quang vẫn tin rằng đến mùa di cư tới, chú ưng dũng mãnh kia sẽ quay lại mảnh đất nhiệt đới và tìm về chủ cũ vì theo anh “đôi khi vật nuôi chọn chủ, chứ không hẳn lúc nào chủ chọn được vật nuôi…”. Yêu thích những loài vật tinh khôn, Quang cũng nuôi chó Phú Quốc nhưng cũng nuôi cả những chú ếch xanh, nhái bén trong bể non bộ trong nhà, “Cho tụi trẻ con thành phố chỉ quen với ô tô, xe máy, nhà tầng có cơ hội được hiểu về thiên nhiên…”

Chơi để biết yêu quê hương

Có mặt hầu khắp trong các môn chơi mạo hiểm và lý thú, Quang là một trong những thành viên đầu tiên tham gia Box du lịch trong diễn đàn traitimvietnamonline (TTVNOL.com). NĂM 2007, qua bạn bè Quang biết chiếc tháp đánh dấu độ cao của đỉnh Phan xi păng – 'nóc nhà Đông Dương' vốn được dựng lại bằng đá đã bị bong vỡ, tróc lở. Sốt ruột trước một biểu tượng của du lịch Việt Nam đang bị bào mòn trước bè bạn thế giới, Quang phối hợp với một kỹ sư tên Tuấn cùng “Tabalo” và “Balota”, hai tay chơi đình đám trong làng trekking tour (du lịch mạo hiểm) phát động một đợt quyên góp đúc một khối tháp thay thế. Nhiệt huyết của chàng trai và những người yêu Phan xi păng lập tức nhận được sự đồng tình của cư dân mạng. Ông Nguyễn Quốc Trịnh, và sau đó là ông Phạm Văn Đăng, Giám đốc Vườn quốc gia Hoàng Liên – Sapa khi biết tin cũng nhiệt tình ủng hộ. Chiếc chóp thép nhanh chóng được đặt làm ở xưởng đúc tại Hưng Yên. Ngày 26/1/2008, chóp bằng thép inox thành phẩm có ba mặt trên thân ghi rõ vị trí, số liệu của đỉnh Fansipang được Quang và nhóm cư dân mạng FanLove (Yêu Phan xi băng) đưa ra làm lễ bên tượng vua Lê bên Hồ Hoàn Kiếm. Chính Quang cũng bất ngờ khi có rất nhiều các bạn trẻ, cả các cụ già cũng tới ôm lấy cái chóp ba mặt chụp ảnh, nhiều người hôn lên chóp một cách thành kính như một cách biểu hiện tình yêu quê hương.

Ngày 27/1/2008, Quang cùng các thành viên nhóm FanLove và những người yêu Phan xi păng lụi cụi vận chuyển chiếc chóp lên Lào Cai. Sau khi nhận chiếc chóp do nhóm của nhóm Quang bàn giao, Vườn quốc gia ngay lập tức cử người đưa đi gắn chặt trên đỉnh Phan xi păng. Những ngày sau đó các bạn trẻ trong FanLove xuyên rừng, cắt suối vào những ngày giá rét kỷ lục để leo lên núi. Ngày 17/2 trong gió rít và những hạt băng tuyết rơi lả tả mù mịt trên đỉnh núi, Quang và các thành viên FanLove như vỡ òa trong niềm vui khi được đặt chân đứng bên chiếp tháp inox đánh dấu niềm tự hào dành cho quê hương đất nước do chính những người yêu Phan xi păng tạo dựng. Hôm đó cũng chính là ngày sinh nhật của chàng trai.



Lê Hồng Quang bên chóp tháp kim loại mới trên đỉnh Phan xi păng

Kỷ niệm 5 năm ngày đưa chiếc chóp tháp kim loại lên đỉnh Phan xi păng

Quang từng là phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhà báo & Công luận, nay làm ở Vietcombank và vẫn là cộng tác viên thân thiết của nhiều tờ báo. Nhưng với Quang những cuộc chơi gần như không bao giờ dừng lại. Anh có mặt trong những chuyến phượt suốt dặm dài đất nước hay lại lặn sâu thám hiểu lòng biển. Lúc khác gặp anh nhã nhặn, nhả chữ, ngân nga trong các buổi hát văn, ca trù nơi anh là thành viên thường xuyên, khi khác anh lại dễ làm ai đó bất ngờ với những ngón kèn harmonica điêu luyện. Trước đó, Quang cũng đã nhiều dịp thư hùng với môn Kendo (kiếm đạo Nhật Bản) trong CLB Kendo Hà Nội. Từ những tháng đầu năm 2009, Quang cũng không vắng mặt trong nhóm những tay chơi thuyền Kayak bơi dọc sông Hồng.

Năm 2007, khi CLB Hàng không phía Bắc (thuộc Quân chủng Phòng không Không quân) mở lại hoạt động, thì năm 2008 Quang đã trở thành lớp trưởng lớp nhảy dù K2 và nhanh chóng đạt đẳng cấp PTL 72 - nghĩa là được phép nhảy dù màu với các kỹ thuật lái dù lựa chiều gió có hạng.




Luyện kiếm đạo (Kendo)


Thuyết minh giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử cho các hoa khôi sinh viên ngành Du lịch


Ra thăm Trường Sa



... lặn biển



Quang luôn có mặt trong những 'cuộc chơi' đòi hỏi tính đoàn kết cũng như khẳng định bản lĩnh cá nhân









Quang đã có hơn 30 lần tham gia nhảy dù trong đội hình CLB Hàng không phía Bắc

Sau tất cả những cuộc chơi, "Quang chim" (như bạn bè vẫn gọi vui) suy tư ra một điều tâm đắc rằng, hầu như tất cả những môn anh chọn đều mang tính tự chủ cao. " Trong một cuộc chơi độc lập, ví như khi bạn đã đeo dù, đứng ở cánh cửa máy bay và chuẩn bị nhảy xuống. Dưới kia sẽ là hiểm nguy có thể xảy ra song hành với niềm vui, niềm hạnh phúc được buông mình bay lượn trong khoảng không. Một khi bạn đã quyết định buông mình thì sau này những quyết định khác trong cuộc đời của bạn cũng sẽ nhanh chóng được thực hiện như vậy. Đó chính là bản lĩnh của bạn…” Quang nói sau khi hoàn thành chuyến nhảy dù thứ 33 từ trực thăng quân sự Mi-8 vào tháng 9/2012.

Những ngày đầu năm 2013, anh kể vừa có chuyến thăm Trường Sa, và lá cờ Tổ quốc đã được anh lặn lội mang từ nơi đảo xa về tới đỉnh cột cờ Lũng Cú, Hà Giang như một lời bày tỏ tình yêu đất nước. Với Quang, mỗi cuộc chơi lớn, nhỏ đều say mê và tới tận cùng…



Lá cờ Tổ quốc được Quang và các bạn trẻ mang từ Trường Sa về tới cực bắc Tổ quốc.


Việt Khánh (ảnh do nhân vật cung cấp)

Read More...

Người Việt kể chuyện cuộc sống ở nơi lợn đi tất, gà mặc áo len

"Quả chuối để ra ngoài lập tức bị đông đá, có thể dùng làm búa đóng đinh. Đi ngoài đường, nước từ hơi thở đóng đá làm dính tịt cả hai lông mi. Tắm xong, đầu còn ướt chạy ra ngoài là đã bị đông đá", anh Tùng chia sẻ.

Anh Nguyễn Văn Tùng (SN 1988, quê Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội), hiện đang sống tại Cmonilo, thành phố Chelyabinsk, Nga, đã kể rất nhiều chuyện thú vị cũng như khó khăn xoay quanh việc chống rét ở nơi đây.

Ngộ nghĩnh gà mặc áo

Anh Tùng cho biết, chỗ ở của anh hiện là -45 độ C nhưng nhiệt độ tại miền Viễn Đông Siberia là -60 độ C và ở thủ đô Moscow hiện là -30 độ C. Sông Vonga đã đóng băng. Tuy nhiên, có vùng -80 độ C, đó là Oymyakon, miền Bắc nước Nga. Thời tiết giá lạnh, mọi sinh hoạt bị đảo lộn, số người đến cấp cứu vì bị sương giá làm tê cóng cơ thể, mất nhiệt làm tắc nghẽn bệnh viện.

Trước khi sang Nga làm việc, sinh sống, anh Tùng đã có sự chuẩn bị trước nên đã thích nghi rất nhanh chóng với khí hậu giá lạnh nơi đây. Theo anh Tùng, mùa đông ở đây, tất cả sông hồ đều đóng băng, đến mùa hè mới tan, đường trơn và đóng băng nên xảy ra nhiều tai nạn.


Lợn con cũng được mặc áo, nằm đệm.

Gửi cho tôi xem một hình những chú gà mặc áo giữa trời tuyết lạnh trông khá ngộ nghĩnh, anh Tùng bảo: "Gà thường được nuôi nhốt trong nhà cách nhiệt lạnh và có sưởi nước nóng, thi thoảng cũng thả cho chúng ra ngoài lấy khí trời. Khi thả, nó ra lạnh quá nên nhắm tịt mắt, phải mặc áo cho mấy chị gà mắn đẻ.

Tôi và nhiều người nơi đây phải lấy cái khăn mà họ đan bán ngoài cửa hàng về cắt ra và mặc cho chúng. Khoác như áo choàng và có thêm cái dây cột lại phần cổ, khi gà nằm nhìn như đắp chăn. Mọi người đều thấy lạ và tỏ ra thích thú lắm. Gà bên này nuôi từ nhỏ nên gần người, dễ bắt, khi được khoác áo chúng cứ ngơ ngác.

Hồi mới sang Nga, nhìn thấy mấy chú gà là tôi nhớ Việt Nam nên mua vài con nuôi, gửi nhờ đàn gà của một phụ nữ Nga nhà bên cạnh. Ở đây, mấy con vật như lợn, chó, mèo cũng được mặc áo và đeo cả bao tay".

Ở Nga, rất nhiều gia đình nuôi lợn rừng để làm cảnh. Vì được nuôi và sống chung với người từ bé nên chúng rất hiền lành. Gửi hình của một chú lợn con được mặc áo len và đi 4 chiếc tất đồng màu khá ngộ nghĩnh, anh Tùng cho biết: "Đây là con lợn của cô chủ nhà hàng xóm, nó được cưng hơn người, được tắm rửa, nằm ngủ chung với người. Thậm chí con lợn mẹ nặng hơn 2 tạ vẫn được ông chủ nhà cưng chiều cho nằm trên ghế đệm và gối đầu lên đùi chủ".

Cũng theo anh Nguyễn Văn Tùng, ở Nga, rất nhiều nhà nuôi gà vườn để làm thịt. So với giá gà ở Việt Nam thì gà bên đó cũng không quá đắt, rẻ lắm, một con gà tươi sống chưa làm lông tính ra tiền Việt là 140 nghìn đồng/kg (70.000 đồng/kg gà đã làm thịt). Bên đó, người dân chủ yếu ăn thịt và bỏ chân nên chân gà được chất đống bỏ đi.

"Tại Cmonilo, thành phố Chelyabinsk, mỗi một gia đình đều có khu vườn riêng để chăn nuôi, nếu là nhà vườn thì khoảng 2.000m bị xem là nhỏ, thường thì phải rộng hơn. Mua đất bên Nga rẻ hơn mua nhà, nếu mua nhà thì đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3. Chi phí để được sở hữu một căn nhà chung cư rất lớn vì bên Nga thường xây nhà kiên cố để chống lạnh và nóng. Tường phải xây 60cm và ốp mấy lớp bông thủy tinh để giữ ấm", anh Tùng kể.


Gà mặc áo ở Nga.

Trụi lông mi vì... đông đá

Ở Nga, thời tiết lạnh giá quanh năm, chỉ có mấy chục ngày là hơi ấm một chút. Lúc ấm nhất, nền nhiệt độ vào khoảng -5 độ C. Lúc mới sang, anh Tùng đã phải rất vất vả mới có thể thích nghi với thời tiết và ổn định mọi sinh hoạt.

"Quả chuối để ra ngoài mấy phút lập tức bị đông đá, có thể dùng làm búa đóng đinh. Mỗi sáng tới công ty, chúng tôi đi ngoài đường, vì quàng khăn bịt mồm nên hơi nước bốc hơi theo bay lên rồi đóng đá làm dính tịt cả hai lông mi và bị trụi hết. Mấy lần vừa tắm xong, đầu còn ướt chạy ra ngoài có một lát mà róc đã bị đông đá. Ngay cả việc rửa mặt mà không lau khô mặt ra ngoài là có thể bị đóng băng ngay", anh Tùng chia sẻ.

Điều khiến những nhân viên người Việt như anh Tùng sợ nhất là mỗi lần ra đường mà quên không mang bao tay, vì nếu để tay trần rồi cầm vật gì bằng sắt để ngoài trời sẽ bị bỏng lạnh ngay lập tức. Việc này còn khổ hơn cả bỏng nóng vì người bị sẽ bị rộp da tróc từng mảng, để lại sẹo đen xì. Việc bị dính liền tay vào đồ vật khiến ai cũng sợ chết khiếp. Muốn có đá để uống nước, Tùng và những người bạn Việt Nam ở cùng khu nhà chỉ cần để cốc nước ra cửa sổ chừng 5 - 10 phút có đá ngay.


Chú heo rừng nặng hơn 2 tạ vẫn được ông chủ cưng chiều.


Thời tiết giá lạnh là vậy nhưng ở Nga, vào ngày lễ rửa tội, mọi người đều phải cởi đồ giữa tuyết lạnh để trầm mình xuống nước rửa tội bằng nước thánh.

Anh Nguyễn Văn Tùng kể: "Lễ rửa tội khá độc đáo, ngày này gọi là Ivan Kupalo, mọi thứ trong ngày này đều liên quan đến nước. Tôi nghe người dân địa phương kể lại, trước đây, đám thanh niên thường xuống sông bơi cho đến tận đêm, sau đó họ đốt lửa và nắm tay nhau nhảy qua đống lửa. Nếu sau khi nhảy qua lửa, họ vẫn nắm tay nhau thì đó sẽ là dấu hiệu tốt, báo hiệu một lễ cưới chẳng còn bao xa.

Tuy nhiên, nay thì người ta chỉ tắm rất nhanh. Vào 12h đêm 18/1 và sáng 19/1 hàng năm, tại tất cả các điểm tắm băng trên toàn nước Nga, người ta đều tắm nước rửa tội. Tôi đã tham gia hai lần lễ rửa tội này, theo tục lệ ở đây, mỗi người phải tắm ít nhất 3 năm liên tục mới có thể hết bệnh tật và không bị đau ốm trong năm và thanh lọc tâm hồn họ. Dù rất lạnh nhưng những em bé mới được vài tháng tuổi cũng được cha mẹ mang đi tắm để mong con hết bệnh tật, mau lớn".

Anh Tùng bảo anh chỉ kịp lội sang khoảng 2m và hụp 3 cái trong cái hố nước rộng 1,5m và dài 2m ở hồ Cmolino (thành phố Chelyabinsk). Hồ được làm lan can cả hai phía, trước khi xuống tắm, mọi người phải làm động tác cầu nguyện rồi lần lượt từng người xuống ngụp lặn 3 lần trong đó. Có vài người phụ nữ lớn tuổi ngồi trên không xuống tắm mà với tay xuống rửa mặt.

Anh Tùng cho biết ngày anh đi tắm rửa tội thì nhiệt độ khu vực đó là -25 độ C, các mặt hồ đóng băng dày 80cm, ô tô có thể đi qua. Lúc tắm xong, vừa bước lên bờ, nước chảy xuống bị đóng băng ngay tức thì. Theo tục lệ, phụ nữ và đàn ông mặc áo hoặc bikini trắng, ngâm mình ba lần trong những hố băng...

Được biết, hơn hai triệu người Nga đã tắm nước rửa tội vào đêm 19 tháng Giêng 2013. Theo đó, 2.600 hồ tắm băng đã được mở trên cả nước.

Thích ứng với tiết lạnh giá đông cứng bằng... xích xe

Từ Đức, anh Phùng Đình Khải (quê Phú Cường, Ba Vì, Hà Nội), hiện sống tại Peine (Đức) cho biết, nền nhiệt độ lạnh nhất trong những năm vừa qua ở Đức là -25 độ C. Với những loại xe hơi chạy dầu diesel mà lại là xe cũ rất khổ vì không nổ được máy. Trong mỗi gia đình đều có lò sưởi, chỉ cần đi dép ra ngoài đổ rác là tuyết bám đầy chân lạnh cóng. Lái xe ngoài trời tuyết còn sợ nhất thời tiết lạnh vậy khi vùng không khí phía trên ấm, nước mưa xuống dưới mặt đất đóng đá luôn, đi bộ còn không nổi, đường trơn trượt. Nhiều xe phải bò ra đường, ở vùng rừng núi thì phải đeo xích vào xe mới đi được, không có xích thì hoặc xe đứng yên tại chỗ, hoặc ở chỗ dốc là tư trượt. Tại Hàn Quốc, mức nhiệt độ thấp kỷ lục trong vòng một thập kỷ qua là -18,6 độ C vào tháng 1/2001. Đầu tháng 1/2013 vừa qua, tại Trung Quốc, cơ quan Khí tượng nước này cũng ghi nhận một đợt lạnh thấp kỷ lục trong 43 năm qua. Theo đó, vùng Nội Mông và phía bắc tỉnh Tân Cương, nhiệt độ đã rơi xuống mức -40 độ C, một số nơi khác nhiệt độ xuống - 15,3 độ C.

Theo Người đưa tin

Read More...