Du lịch BLÓG

Du lịch 48h - Chuyên trang cung cấp thông tin về ngành du lịch, các điểm đến lý tưởng cho du khách

Những điểm du lịch đặc sắc ở Kon Tum

Kon Tum thu hút người yêu du lịch bởi cảnh quan tự nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa dân tộc lâu đời.

Đó là các di tích lịch sử đã được xếp hạng quốc gia, các công trình lịch sử, kiến trúc cổ, các khu bảo tồn thiên nhiên, khu du lịch sinh thái, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, di chỉ khảo cổ học Lung Leng, lòng hồ…



Ngục Kon Tum

Từ đường Phan Đình Phùng, thành phố Kon Tum, đi về hướng Tây Nam khoảng 1km, di tích lịch sử quốc gia ngục Kon Tum hiện lên nghiêm trang trước mắt du khách với những hàng bách, xà cừ cao vút. Nhà ngục được thực dân Pháp xây dựng để giam giữ tù chính trị, các chiến sĩ cách mạng của ta trong thời kỳ năm 1930 - 1931.

Về với di tích lịch sử Quốc gia - Ngục Kon Tum, du khách sẽ được thăm quan quần thể di tích, bao gồm nhà tưởng niệm, nhà truyền thống, nhà đón tiếp, cụm tượng đài "Bất khuất" và hai ngôi mộ tập thể nằm bên bờ sông Đăkbla lộng gió. Khu di tích đã trở thành nơi thăm viếng của nhân dân và các đoàn khách trong và ngoài nước khi đến Kon Tum.

Chùa Bắc Ái

Tọa lạc trên ngọn đồi trước đây vốn là rừng già hoang vu, được khởi công xây dựng vào năm 1932, vật liệu xây dựng chùa chủ yếu được làm bằng mầm trỉ, mè tre, vách đất, mái lợp ngói vảy. Khi hoàn thành chùa được đặt tên là Tổ Đình Bác Ái. Dưới thời vua Bảo Đại, chùa được sắc phong "Sắc tứ Bác ái tự" và tặng hai câu đối, hiện được khắc sơn son thiếp vàng bên hai cột trước Đại Hùng bửu điện: "Kon Tum thắng cảnh Đại Nam nhất thống dĩ lai - Bác Ái danh lam Bảo Đại bát niêm y thỉ".




Chùa Tổ Đình Bác Ái cũng được Nam Phương hoàng hậu cúng đại hồng chung vào năm 1933. Hiện nay, chùa tọa lạc trên khuôn viên tỏa mát hương cây trái, là nơi mà nhiều du khách cũng như Phật tử bốn phương tìm về. Ảnh: Minh Đức.

Tòa Giám mục Kon Tum

Tòa giám mục Kon Tum tên gọi đầy đủ là Chủng viện thừa sai Kon Tum, được xây dựng vào năm 1935. Tòa Giám mục là sự kết hợp hài hòa giữa lối kiến trúc phương Tây với lối kiến trúc dân tộc bản địa truyền thống. Trừ hàng trụ dưới sàn nhà làm bằng xi măng cốt thép, còn lại toàn bộ ngôi nhà được xây dựng bằng các loại gỗ quý, có độ bền cao với thời gian.

Nằm khuất sau hai rặng sứ luôn rợp bóng mát, Tòa giám mục mang dáng vẻ yên bình như chính nhịp sống của người Tây Nguyên. Qua cánh cổng nhỏ, du khách có thể chậm rãi rảo bước và cảm nhận mùi thơm dìu dịu của hoa sứ. Một trong những điểm nhấn tại Tòa giám mục Kon Tum là căn nhà truyền thống, có thể coi đây là một bảo tàng nhỏ về vật dụng sinh hoạt, nông cụ, vật thể văn hóa các dân tộc bản địa đang sinh sống trên địa bàn. Các hiện vật, bản đồ trưng bày trong chủng viện đều rất giá trị, được chạm khắc bằng gỗ tỉ mỉ. Đây là nơi không thể bỏ qua khi du khách đến Kon Tum tìm hiểu lịch sử, văn hóa, đời sống người dân vùng đất mến khách này.




Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ)

Nhà thờ gỗ Kon Tum do một linh mục người Pháp khởi công xây dựng năm 1913, tọa lạc giữa trung tâm thành phố. Công trình được xây theo phương pháp thủ công, kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana. Nhà thờ Chánh tòa Kon Tum, người dân gọi gần gũi là Nhà thờ Gỗ, bởi vật liệu chính làm nhà thờ được làm từ gỗ. Hệ thống cột gỗ, rui mè trong nhà thờ có đường nét phóng khoáng thể hiện được cái chất của người Tây Nguyên, hồn nhiên và khỏe mạnh. Không bê tông cốt thép, không một chút vôi vữa, nét độc đáo của ấn tích này là tất cả trần và các bức tường của Nhà thờ đều được xây bằng đất trộn rơm - kiểu làm nhà của người miền Trung, dù một thế kỷ trôi qua vẫn vững vàng, bền đẹp với thời gian. Bên trong nhà thờ, được trang trí theo hoa văn của các dân tộc ở Tây Nguyên, gần gũi với đời sống hàng ngày mà vẫn gợi cảm giác thiêng liêng, trang trọng.


Ảnh: Minh Đức.

Cầu treo Kon Klor - Làng văn hoa Kon K'tu

Cầu nối liền hai bờ của dòng Đăkbla, đứng giữa cầu, du khách sẽ thấy tâm hồn mình như thoáng đạt hơn, dưới chân cầu là dòng sông mải miết chảy, xung quanh là làng mạc và những bãi mía, ruộng ngô, đồng lúa. Cầu treo Kon Klor là điểm du lịch lý thú đối với du khách gần xa khi đến Kon Tum. Bên cạnh cầu treo là nhà rông văn hóa thuộc phường Thắng Lợi, Nhà rông văn hóa truyền thống lớn nhất Tây Nguyên.




Ảnh: Quang Đỉnh.

Làng Kon K’Tu cách trung tâm thành phố Kon Tum khoảng 8km về phía Đông, dân cư sinh sống ở đây chủ yếu là người dân tộc Ba Na. Nhiều người Ba Na rất kiêu hãnh với Kon K’Tu không vì làng giàu có về vật chất mà bởi làng vẫn giữ được những nét cổ kính, hùng vĩ và hoang sơ. Hiện nay, dân làng vẫn duy trì được những đội cồng chiêng, đội múa Xoang. Làng vẫn giữ nguyên vẹn lễ hội truyền thống. Đặc biệt, đến Kon K’Tu, du khách sẽ có cơ hội khám phá nét văn hóa nguyên gốc của nhà dài, nhà sàn. Sau khi không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại thì du khách quốc tế và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đến Kon K’Tu ngày càng nhiều, hiện trung bình mỗi ngày Kon K’Tu đón trên 50 khách du lịch nước ngoài và hàng trăm khách trong nước đến tham quan.

Sông Đăkbla

Điểm đặc biệt của thành phố Kon Tum cũng như của tỉnh Kon Tum là có dòng sông ĐăkBla như một dải lụa mềm chảy vắt ngang qua thành phố Kon Tum, sông ĐăkBla không những đem lại nguồn nước và nguồn phù sa trù phú cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân mà còn là một trong những hành trình khám phá du lịch của mọi du khách gần xa khi đến với Kon Tum.








Ảnh: Minh Đức.

Khu du lịch sinh thái Măng Đen

Măng Đen có vị trí rất đặc biệt, nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (Quảng Ngãi), khu vực Măng Đen hầu như còn nguyên sinh, diện tích rừng chiếm trên 80% diện tích tự nhiên, có trên 4.000ha rừng thông tạo thêm tính đa dạng và có nét tương đồng với Đà Lạt. Măng Đen nằm ở độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình dao động 18 o C - 20 o C. Dân tộc thiểu số chiếm gần 90% tổng dân số.


Thác Pa Sỹ. Ảnh: Minh Đức.


Cột mốc biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam.


Ngã ba Đông Dương không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ mà nơi này ngày nay đang trở nên hấp dẫn du khách trên hành trình thăm Kon Tum - cực bắc Tây Nguyên Việt Nam. Địa danh ngã ba Đông Dương trên dãy Trường Sơn hùng vĩ luôn nằm trong ký ức lớp bộ đội, thanh niên xung phong trên đường vào chiến trường miền Nam, chiến trường C (Lào), chiến trường K (Campuchia) trong những năm tháng chiến tranh không thể nào quên.

Độc Giả Văn Phát

vanphat...@gmail.com

Read More...

Những vật dụng nhớ mang khi đi du lịch

Khi đi du lịch, những vật dụng như giấy tờ tùy thân, kem đánh răng, thuốc đau bụng, thuốc cảm cúm... là những thứ không thể thiếu trong hành trang của bạn.



Giấy tờ tùy thân

Chứng minh thư, kiểm tra vé máy bay và các giấy tờ đặt chỗ khách sạn hoặc các dịch vụ khác. Nếu là du lịch nước ngoài thì phải chuẩn bị hộ chiếu. Trong trường hợp có trẻ em đi kèm thì phải mang theo giấy khai sinh cho trẻ.

Tiền, thẻ ATM

Chuẩn bị tiền chi tiêu và dự phòng. Nếu đi du lịch nước ngoài thì việc không thể thiếu là phải đi đổi tiền của nước đó trước ngày lên đường.

Bạn cũng đừng quên mang theo thẻ ATM để đề phòng trường hợp hết tiền còn có thể gọi người thân nhờ hỗ trợ gửi tiền qua thẻ.

Túi đồ trang điểm, sinh hoạt cá nhân

Các đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt, vệ sinh cá nhân như kem dưỡng da, kem chống nắng, sữa tắm, sữa rửa mặt, gội đầu. Đặc biệt là bàn chải đánh răng và kem đánh răng là thứ không thể thiếu trong chuyến du lịch của bạn.

Khăn giấy, khăn tay, khăn tắm

Bạn nên chuẩn bị khăn giấy ướt để tiện cho việc lau tay khi di chuyển trên xe hoặc khi ăn uống. Ngoài ra thì khăn mặt và khăn tắm cũng là thứ không thể thiếu trong chuyến hành trình của bạn, đồng thời đảm bảo vệ sinh cho mình.

Gel rửa tay khô

Bình thường, chúng ta không hay chú ý đến vật dụng này nhưng để đảm bảo sức khỏe cho mình và người thân trong những chuyến du lịch, bạn cần mang theo xà phòng diệt khuẩn để giữ cho đôi tay luôn sạch sẽ, giảm thiểu khả năng ngộ độc thực phẩm.

Túi thuốc men, dụng cụ y tế

Bạn đừng quên chuẩn bị túi thuốc cá nhân khi đi du lịch như: thuốc cảm, băng cá nhân, oxy già, thuốc trị côn trùng cắn, dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc kháng sinh thông dụng, thuốc say tàu xe, máy bay... để đề phòng những lúc bị cảm hay tai nạn bất ngờ, đêm hôm hay ở những chỗ xa lạ mà bạn không thể xoay xở được.

Giày, dép đế mềm

Do phải di chuyển thường xuyên và đi bộ khá nhiều nên bạn cần chuẩn bị giày vải, thể thao mềm, đế bằng để dễ đi lại, leo trèo. Nếu đi biển thì bạn nên chuẩn bị thêm một đôi dép để đi dạo khi đi du lịch ở biển. Nếu mang giày cứng hay giày cao gót sẽ khiến chân bạn bị phồng rộp, đi lại khó khăn và không thể tận hưởng hết niềm vui của chuyến đi.

Máy ảnh, đồ sạc và pin dự phòng

Máy ảnh thứ không thể thiếu để bạn ghi lại những khoảnh khắc và những cảnh đẹp những nơi bạn sẽ đến trong chuyến du lịch, để lưu giữ kỷ niệm cho gia đình. Bạn cần chuẩn bị thêm đồ sạc pin và một cặp pin dự phòng để không phải tiếc nuối vì không lưu giữ được những khoảnh khắc không có lần thứ hai.

Theo Gia Đình & Xã Hội

Read More...

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp nơi 'Miệng của quỷ sứ'

Thác nước Angel tại Venezuela, còn được thổ dân gọi là "Miệng của quỷ sứ", là thác tự nhiên cao nhất thế giới, với chiều cao 979m, được UNESCO công nhận di sản thế giới.

Dù được nhà thám hiểm Ernesto de Santa Cruz tìm thấy đầu tiên vào đầu thế kỷ 20, nhưng ngọn thác này vẫn chưa được thế giới biết đến. Nó thực sự được khám phá vào năm 1933, bởi một phi công người Mỹ, James Crawford Angel, trên chuyến bay tìm kiếm lớp đáy quặng.

Năm 1936, ông đã quay lại và hạ cánh ở trên đỉnh thác. Thác nước này đã được đặt tên theo tên ông - Angel Falls. Một điều rất thú vị thổ dân ở đây lại đặt tên thác là "Auyan-tepui" hoặc "Aiyan-tepui", nghĩa là "Miệng của quỷ sứ".

Cùng ngắm vẻ đẹphùng vĩ này:

















Theo Tiền Phong

Read More...

Đột nhập phố “khoái lạc” của người Việt ở Singapore

Khi hoàng hôn buông xuống, “Little Việt Nam” ở Singapore mang một diện mạo khác, với ánh đèn neon rực rỡ, các cô gái quyến rũ và đàn ông say xỉn…

Những biển hiệu Việt Nam mọc lên ngày càng nhiều trên đường Joo Chiat. Cả một góc phố ở đây nhanh chóng được biết đến như một “Little Việt Nam”.

Đường Joo Chiat nằm trong khu Peranakan yên tĩnh của vùng Katong. Đó là một con phố hẹp với các cửa hàng hai tầng ở mặt phố - di sản kiến trúc từ thời kỳ trước thế chiến. Có những cơ sở kinh doanh đã hoạt động tại nơi này từ những năm 1960. Có thể nói Peranakan là nơi có bản sắc văn hóa phong phú kết hợp giữa châu Á và châu Âu.


"Little Việt Nam" vào ban ngày.

Vào ban ngày, đây là một con đường buồn tẻ, không có nhiều xe cộ và người đi bộ qua lại. Phải đến buổi tối, diện mạo quyến rũ của Joo Chiat mới có dịp bộc lộ.

Khi đó, khu phố tràn ngập ảnh đèn và âm thanh của các quán bar - karaoke sôi động. Khá nhiều trong số đó là các quán “ôm”, nơi cánh đàn ông chi tiền một cách hào phóng để được các nữ tiếp viên nóng bỏng phục vụ tận tình.

Những cô tiếp viên này thường là người Việt Nam. Họ tán gẫu với khách và chuốc rượu họ đến lúc say xỉn và ngả vào tay mình. Một số cô gái không phải tiếp khách thì lượn lờ từ trong ra ngoài quán. Có thể nhận ra họ qua những gương mặt trang điểm sặc sỡ, kiểu tóc thời thượng và những bộ trang phục thiếu vài hoặc bó sát người.

Hầu hết trong số họ là những người trẻ tuổi, mềm mại và nhỏ nhắn. Một số khá tự tin và bạo dạn, trong khi những người khác có vẻ e dè hơn. Những cô gái thông minh sẽ nhanh chóng học cách giao tiếp bằng tiếng Trung Quốc Quan Thoại hoặc Phổ thông, hoặc cả hai. Điều này giúp họ dễ tìm khách hàng hơn bởi tiếng Trung là ngôn ngữ chính thức và được nhiều người sử dụng nhất trên đảo quốc này.


Joo Chiat vào buổi tối.

Khó có thể biết tường tận vì sao và bằng cách nào những người phụ nữ Việt Nam đã đến làm việc ở nơi đây. Nhưng hoạt động của họ là hợp pháp ở Singapore và một số còn có cả giấy phép lao động.

Trong khi nhiều người chủ động chọn lựa công việc làm gái bar thì cũng một số bị quyến rũ bởi lời hứa về một thu nhập mơ ước và cuối cùng bị lệ thuộc vào công việc này.

Bên cạnh lao động hợp pháp, cũng có những cô gái ngoại quốc được đưa sang Singapore qua các đường dây buôn người. Trên thực tế, vào tháng 6/2010 Mỹ đã đưa Singapore vào danh sách theo dõi về tình trạng buôn bán người. Chính phủ Singapore đã trả lời rằng báo cáo của Mỹ không được dựa trên một nghiên cứu khách quan nào cả.

Có nhiều băng nhóm khác nhau hoạt động trong khu vực này. Có cả tin đồn về hoạt động của các tụ điểm cờ bạc. Lao động nước ngoài, chủ yếu là lao động chân tay cũng hay đi vơ vẩn trên đường phố như để giết thời gian. Tình trạng say xỉn là rất phổ biến. Không khó để bắt gặp những vỏ chai rượu vỡ hay những vũng nôn mửa trên phố, nhưng nhìn chung điều này là vô hại. Hầu như không có các vụ trọng án nào xảy ra tại đây.


Một nhà hàng Việt Nam ở Joo Chiat.

Bên cạnh các quán bar - karaoke, Joo Chiat cũng nổi tiếng như một khu phố ẩm thực. Rất nhiều nhà hàng đã mọc lên và biết mất chỉ trong thời gian ngắn, nhưng các nhà hàng Việt Nam đã trụ vững và phát triển được ở nơi đây.

Hiện, có khoảng 5-6 quán ăn Việt Nam ở Joo Chiat. Đó là nơi có thể lấp đầy nỗi nhớ quê nhà của mọi người Việt ở Singapore, với đủ các món ăn truyền thống như phở, nem muốn, nem rán, bún… Nhiều món ăn khác cũng được người Việt ưa chuộng như bò lúc lắc, cơm chiên Dương Châu, bò bít tết, cơm sườn chả trứng, cánh gà chiên nước mắm v..v.

(Theo CNN Travel/Kiến thức)

Read More...

Chiêm ngưỡng ngôi nhà tre hơn 20 tỷ ở Tây Ninh

Ngôi nhà nằm ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh 48km. Ngôi nhà tre này từng được chủ nhân rao bán với giá 1 triệu USD (hơn 20 tỷ VNĐ) trên Nhật báo phố Wall.

Chủ nhân của căn nhà này là ông Đặng Công Hạo một Việt kiều Mỹ từng làm việc cho Apple. Hiện ông Hạo đang là Phó giám đốc Công ty Cỏ Xanh - chuyên sản xuất đồ nội thất và vật liệu xây dựng bằng tre.

Năm 2008, ông Hạo mua một mảnh đất màu mỡ, tươi tốt ở huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh với ý định xây một ngôi nhà hoàn toàn bằng tre. Mất hơn 2 năm xây dựng, ông đã có một ngôi nhà tre hoàn hảo với 4 phòng ngủ và một phòng tắm rất “thiên nhiên”

Tháng 10 năm 2012, ông Hạo chính thức đăng bán ngôi nhà với giá 1 triệu USD trên Nhật báo phố Wall. Không chỉ đưa mức giá cao, ông Hạo còn đòi hỏi người chủ tương lai của ngôi nhà phải có cách sống thân thiện với môi trường, thích thú trong việc hoà nhập với thiên nhiên để yêu quý căn nhà y như ông. Vì vậy, những người muốn mua nó phải trải qua vòng phỏng vấn, nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, tiêu chí đặt ra của chủ nhân, anh mới chuyển giao lại căn nhà tâm huyết của mình.

Cùng ngắm ngôi nhà tre đáng giá bạc tỷ này:


Ngôi nhà được thiết kế hài hòa với không gian thiên nhiên xung quanh, giàu thẩm mỹ và đặc biệt mang tính truyền thống của một nếp nhà Việt


Ngôi nhà rộng 2.000m2 do chính ông Đặng Công Hạo thiết kế


Ước tính, ông Hạo đã chi 100.000 USD mua đất và 500.000 USD chi phí xây dựng vì thế ông mới rao bán với giá 1 triệu USD


Ngôi nhà có không gian rất thoáng đãng, cởi mở, giao hòa với thiên nhiên, đặc biệt chất liệu tre và mái rơm rạ rất phù hợp với thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều ở Việt Nam


Ngôi nhà có 4 phòng ngủ và một phòng tắm rất "thiên nhiên"


Không gian trong phòng ngủ


Nội thất trong nhà hoàn toàn bằng tre


Nhà có mái che lớn, có thể kéo ra những lúc trời mưa


Ngôi nhà sử dụng năng lượng mặt trời và hệ thống xử lý rác thải gia đình được thiết kế khoa học, có thể tái sử dụng các chất thải để làm phân bón cho vườn rau gần nhà


Ngôi nhà được bao quanh bởi dòng sông và những cánh đồng lúa

K. Minh (Ảnh: Wall Street Journal)

Read More...

Chốn bồng lai ở công viên 2 tỷ năm tuổi

Công viên quốc gia Karijini với những hẻm núi sâu, thác nước lấp lánh chẳng khác nào trong truyện cổ tích.



Tên gọi “Thế giới phiêu lưu riêng của mẹ thiên nhiên” vẫn khá khiêm tốn so với vẻ đẹp ngoạn mục của công viên quốc gia Karijini - địa điểm khám phá được cho là hấp dẫn nhất Tây Australia.

Nằm trong khu vực bán khô hạn Pilbaran, Karijini là khu vườn quốc gia lớn thứ hai của Tây Australia với chiều dài hơn 3.897km. Khuôn viên rừng quốc gia là dãy Hamersley đồ sộ cùng 8 hẻm núi ấn tượng, với độ sâu lên tới 100m. Nơi đây có những hẻm núi sâu đa sắc màu, đường hầm bằng đá vân cẩm thạch, thác nước lấp lánh đổ xuống khoảng hồ xanh ngọc trong vắt, thảm thực vật tươi tốt… vẽ nên một bức tranh muôn màu.

Trước kia, công viên quốc gia này có tên là Hamersley, nhưng sau được đổi tên theo ý chủ gốc của mảnh đất: những bộ lạc Aboriginal Banyjima, Kurrama, Yindjibarndi và Innawonga, sống trong khu vực xung quanh gần 20.000 năm.

Người Yindjibarndi Karijini là trung tâm bảo tồn văn hóa và tinh thần. Tại đây, ngoài những hòn đá được coi là có tuổi thọ lớn nhất trên thế giới, người ta cũng tìm được các tác phẩm nghệ thuật đá cổ xưa cũng như hang động ẩn sâu, minh chứng cho bề dày lịch sử của văn hóa con người. Đáng kinh ngạc hơn nữa là tuổi thọ của nơi này. Người ta ước tính ra rằng, cảnh quan nơi đây đã có đến hơn 2 tỷ năm tuổi và có từ thời kỳ tiền Cambri.



Hình thành từ giai đoạn mà trong bầu khí quyển có rất ít oxy và hình thức sống duy nhất là vi khuẩn chứa nhiều hàm lượng silic và tảo, các hòn đá ở đây được tìm thấy với màu xanh lá cây - xanh da trời trộn lẫn. Nhiều vật liệu với các oxit không hòa tan đã xuất hiện trong các đại dương hàng trăm triệu năm sau khi trái đất hình thành. Đó chính là những dải đá sắt mà bạn có thể nhìn thấy ngày nay.

Với phong cảnh ngoạn mục như vậy, thật dễ hiểu khi Karijini trở thành một điểm đến phổ biến của những người đi bộ đường dài và thích thám hiểm. Tuy nhiên, nơi này được cảnh báo cũng là một khu vực vô cùng nguy hiểm khi tai nạn thường xuyên xảy ra dọc theo hẻm núi dốc.

Dù vậy, khách du lịch vẫn bị thu hút bởi phong cảnh tuyệt đẹp cùng hệ động vật phong phú đa dạng. Công viên quốc gia này là nơi cư trú của khoảng 133 loài chim, 92 loài lưỡng cư và nhiều loài bò sát như tắc kè, thằn lằn không chân, trăn…



Những tín đồ của động vật có vú cũng sẽ không thất vọng khi tới thăm nơi này. Nơi đây cũng là nhà của loài chuột túi màu đỏ, giống chó dingo, kanguru, thú ăn kiến và dơi. Những tổ mối khổng lồ rải rác khắp khu vực cùng với những đống đá nhỏ đánh dấu tổ của loài chuột sỏi.

Đối với các nhà sinh vật học, Karijini là một nơi tuyệt vời để tìm hiểu về các loài thực vật bản địa. Bạch đàn cùng với cỏ dại và cỏ nhím (một loài cỏ sống sót trong môi trường khô hạn với rễ dài hơn 9m) phát triển rập rạm trên những ngọn đồi và cao nguyên.

Trong khí hậu ẩm ướt hơn của vùng hẻm núi, bao quanh bởi các cây dương xỉ tươi tốt là các tán bạch đàn và cây cadjeput xanh tốt cũng như các chùm sung đá đầy cuốn hút đối với lũ chim ở đây.

Gần đây, cảnh quan giàu sắt của Karijini đã trở thành một chủ đề gây tranh cãi. Công ty khai thác kim loại Fortescue đã thuê đất để tạo thành một mỏ sắt, hy vọng sẽ khai thác được 60 triệu tấn các loại đá và khoáng chất có giá trị tại đây mỗi năm. Tuy nhiên, điều này đã kéo họ vào một cuộc xung đột với các chủ đất truyền thống Yindjibarndi - những người coi Karijini là một vùng đất thiêng liêng. Công ty khai thác mỏ đề nghị bồi thường cho người Yindjibarndi nhưng liên đoàn thổ dân Yindjibarndi (YAC) không chấp nhận điều đó. Họ nói rằng, nơi này là trung tâm văn hóa, tôn giáo của họ và tiền không thể nào đủ để bù đắp điều đó.



Theo luật pháp địa phương, YAC không thể ngăn chặn việc khai thác, nhưng có thể thương lượng đòi bồi thường tiếp cận đất đai. Chính vì vậy mà cuộc chiến giữa các nhóm khai thác mỏ và những người Yindjibarndi vẫn còn tiếp tục. Việc này cũng khiến các nhà bảo tồn lo ngại khi mà hoạt động khai thác mỏ sẽ ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước, dễ tạo các hố sụt lún…

Hình ảnh tuyệt đẹp ở Karrijini:































Theo MASK
Tổng hợp: Du lịch blog

Read More...

Những di sản thế giới tuyệt đẹp tại Na Uy

Na Uy có nhiều cảnh đẹp nổi tiếng khắp năm châu nhưng thú vị nhất là đến đây chiêm ngưỡng các di sản thế giới được công nhận.

Bến tàu Bryggen ở Bergen

Bryggen (tiếng Na Uy nghĩa là bến tàu), là một khu gồm một loạt nhà của Liên minh thương mại Hanse, nằm ở bờ phía đông của vịnh hẹp, dẫn vào thành phố Bergen, Na Uy. Khu Bryggen gồm 61 ngôi nhà được bảo tồn, đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới từ năm 1979.



Các hình khắc trên đá ở Alta

Các hình khắc trên đá ở Alta là 1 di chỉ khảo cổ ở, bắc Na Uy, gần sát Vòng Bắc Cực. Di chỉ này đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới năm 1985 vì "giá trị lớn lao về mặt khảo cổ". Đây là di chỉ khảo cổ thời tiền sử duy nhất của Na Uy được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới. Hình khắc ở Alta đã được khắc trong khoảng thời gian từ năm 4.200 tới khoảng năm 500 trước Công nguyên. Một số nhà nghiên cứu cho rằng một số hình vẫn được khắc tiếp tục cho tới thế kỷ thế kỷ 6 sau Công nguyên.

Vịnh Geirangerfjord

Geirangerfjord là một vịnh hẹp ở Na Uy. Vịnh này dài khoảng 15km, là một nhánh của vịnh Storfjord (Vịnh hẹp lớn). Cuối vịnh hẹp này là làng nhỏ Geiranger. Chỗ sâu nhất của vịnh hẹp này là 233m, quãng ở phía tây nông trại Syltevik. Geirangerfjord là một trong những vịnh hẹp và ăn sâu vào đất liền nhất thế giới được UNESCO công nhận từ năm 2005, đây cũng là thắng cảnh được du khách đến thăm nhiều nhất Na Uy.



Vịnh hẹp Nærøyfjord

Nærøyfjord là một vịnh hẹp khoét sâu vào đất liền thuộc miền tây nam Na Uy. Vịnh hẹp này dài khoảng 19km, nhiều nơi chỉ rộng khoảng 250m, trong khi khu vực cửa vịnh rộng tới 1.800m. Năm 2005, Nærøyfjord đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới cùng với vịnh hẹp Geirangerfjord.



Nhà thờ bằng ván gỗ ở Urnes

Nhà thờ bằng ván gỗ ở Urnes là 1 nhà thờ làm bằng các ván gỗ ghép lại gần vịnh hẹp Lustrafjorden, Na Uy. Năm 1979 nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách Di sản thế giới. Nhà thờ này được xây dựng vào khoảng năm 1130 và được coi là cổ nhất trong các nhà thờ bằng ván gỗ cùng loại ở Na Uy. Có sự kết nối giữa kiểu kiến trúc Kitô giáo với kiểu kiến trúc và nghệ thuật thời đại Viking với kiểu trang trí bằng động vật tiêu biểu, gọi là "phong cách Urnes".



Quần đảo Vega

Vega là 1 đảo, đồng thời cũng là tên 1 quần đảo và là 1 xã ở tỉnh hạt Nordland, Na Uy, có diện tích là 163km². Quần đảo này gồm có 6.500 đảo nhỏ và đảo đá nhỏ. Năm 2004, toàn bộ cảnh quan văn hóa của quần đảo Vega đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản thế giới.



Vòng cung trắc đạc Struve

Vòng cung trắc đạc Struve là một chuỗi các trạm trắc đạc tam giác kéo dài từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen, chạy qua 10 quốc gia và trên 2.820 km. Chuỗi các trạm này được nhà khoa học Nga gốc Đức là Friedrich Georg Wilhelm von Struve thành lập và sử dụng trong các năm từ 1816 tới 1855 để thiết lập kích thước và hình dạng chính xác của Trái Đất. Vào thời gian đó, chuỗi này chỉ chạy qua hai quốc gia là: Thụy Điển-Na Uy và Đế quốc Nga. Năm 2005, chuỗi vòng cung trắc đạc Struve này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


Trạm xa nhất về phía bắc của vòng cung trắc đạc Struve tại Fuglenes, Na Uy.


Bản đồ Vòng cung trắc đạc Struve từ Hammerfest ở Na Uy tới Biển Đen.

Theo Yêu Du Lịch
Tổng hợp: Du lịch blog

Read More...